Thổi hồn vào đam mê

LCĐT - Không cần chỉ dẫn, không một biển hiệu, hơn 1 năm nay, tiệm cắt tóc của anh Ma Văn Toàn ở bản Nà Đình, xã Nghĩa Đô (Bảo Yên) đã trở thành địa chỉ quen thuộc để những người yêu thích môn bắn nỏ truyền thống của dân tộc tụ họp. Không chỉ cắt tóc, cắt chữ, anh Toàn còn sản xuất nỏ phục vụ nhu cầu của người dân và du khách.

Một thời đam mê

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Nghĩa Đô, cũng như các thanh niên khác trong bản, anh Ma Văn Toàn được tiếp xúc với những cây nỏ từ lúc còn 10 tuổi. Những cây nỏ gắn với tuổi thơ của anh và thanh niên trong bản và dần trở thành đam mê trong những cuộc săn bắt chim muông, thú rừng.

Bên căn nhà gỗ được cách tân từ nhà sàn truyền thống sang nhà gác xép để hợp với mặt phố, anh Toàn đang nhanh tay lau sạch bụi bám trên những cây nỏ treo trưng bày trong phòng khách. Nhấp chén nước chè dây rừng còn quện khói, anh bồi hồi nhớ lại chuyện xưa. “Ngày ấy, khi mới 10 tuổi, tôi được bố lắp cho một cây nỏ riêng để mang theo trong lúc đi chăn trâu. Để tập bắn cho chuẩn, chúng tôi thường thách đố nhau, hễ ai bắn được chim, thú rừng hoặc bắn trúng nhiều mũi tên vào bia thì hôm đó sẽ không phải đi chăn trâu, mà cả hội sẽ có trách nhiệm chăn trâu hộ. Cứ thế, niềm đam mê và kỹ năng bắn nỏ thành thạo dần”.

Thổi hồn vào đam mê ảnh 1
Anh Ma Văn Toàn làm nỏ để bán cho du khách.

Sau ngày tốt nghiệp cấp THCS, anh Ma Văn Toàn trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Hết 2 năm, anh trở về quê hương, xây dựng gia đình và lập nghiệp. Cuộc sống với gánh nặng kinh tế đặt lên vai khiến anh quên đi niềm đam mê bắn nỏ của mình cho dù sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh đã tham gia Giải bắn nỏ tỉnh Lào Cai và giành giải Nhất vào năm 2017.

Thổi hồn vào đam mê

Trong căn nhà gỗ đơn sơ ở bản Nà Đình, chiều chiều, người ta thường nghe thấy tiếng nói cười, tiếng bàn luận của các thành viên trong Câu lạc bộ bắn nỏ và sau đó là những tiếng “tách tách” mỗi khi dây nỏ chạm vào mũi tên khi họ luyện tập ở sân đền Nghĩa Đô.

Vừa hướng dẫn mọi người tập bắn, anh Toàn vừa tâm sự: Sau khi xuất ngũ về quê, mình chọn nghề cắt tóc, cắt chữ cho đám cưới, các hội nghị ở địa phương. Dù sau đó có tham gia thi đấu bắn nỏ ở tỉnh và đoạt giải nhưng do hoàn cảnh kinh tế gia đình hồi đó khó khăn nên mình chỉ coi bắn nỏ là niềm đam mê, chứ không thể theo đuổi nó mãi được.

Với bản lĩnh của anh Bộ đội Cụ Hồ, chịu khó học hỏi, nâng cao tay nghề, tiệm cắt tóc, cắt chữ của anh ngày càng được nhiều người biết đến, thu nhập ngày càng cao, cuộc sống dần ổn định. Năm 2019, anh Ma Văn Toàn ấp ủ ý tưởng thành lập Câu lạc bộ bắn nỏ xã Nghĩa Đô. Thế rồi, được sự động viên của chính quyền địa phương và anh em, bạn bè, tháng 4/2020, Câu lạc bộ bắn nỏ xã Nghĩa Đô ra đời.

“Nhiều đêm nằm suy nghĩ, thấy nhiều Câu lạc bộ bắn nỏ ở tỉnh Lào Cai cũng xuất phát điểm từ nông thôn, khi tham gia các giải của tỉnh, của khu vực giành được nhiều thành tích cao. Trong khi đó, ở Nghĩa Đô có nhiều người bắn nỏ giỏi, đam mê với nỏ, nên mình quyết định thành lập câu lạc bộ, vừa tạo sân chơi bổ ích cho mọi người, vừa tạo cơ hội giao lưu, học hỏi với các câu lạc bộ khác và quan trọng hơn là giữ gìn bản săc văn hóa dân tộc”, anh Ma Văn Toàn bộc bạch.

Để duy trì hoạt động của câu lạc bộ, anh vận động mọi người sưu tầm, đóng góp các loại cây gỗ để làm nỏ. Khi đã làm đủ số nỏ cho 30 thành viên trong câu lạc bộ, anh lại nảy ra ý tưởng sản xuất nỏ với số lượng lớn cung ứng ra thị trường, tạo nguồn thu nhập và kinh phí hoạt động cho câu lạc bộ. Hiện nay, những cây nỏ của anh làm ra không chỉ bán cho người dân địa phương mà nhiều du khách khi qua đây thường đặt mua để sử dụng và làm quà lưu niệm.

Nhờ bàn tay tài hoa, sự tỉ mỉ, cẩn thận của một người thợ cắt tóc, cắt chữ đã khiến những cây nỏ được tạo ra đảm bảo chất lượng, tính ổn định cao và quan trọng nhất là có tính thẩm mỹ và nghệ thuật điêu khắc trên thân nỏ. Anh Toàn chia sẻ: Để làm ra một cây nỏ bình thường phải mất 2 - 3 ngày, những cây nỏ đặc biệt hơn (có chạm khắc hoa văn của đồng bào người Tày) thì thời gian hoàn thiện phải đến 1 tuần.

Để nâng cao trình độ cho các “nỏ thủ” trong câu lạc bộ, ngoài luyện tập cùng nhau những lúc nông nhàn, anh Toàn còn liên hệ với các câu lạc bộ trong và ngoài tỉnh tổ chức thi đấu cọ sát, giao lưu và tham gia các giải thi đấu. Vừa qua, tại Giải kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ tỉnh Lào Cai năm 2021, anh Ma Văn Toàn tham gia thi đấu và giành giải Ba. Đây là niềm vui, là động lực để anh và câu lạc bộ tiếp tục giữ lửa đam mê với môn bắn nỏ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Từ “đốm lửa nhỏ”, thầy cô Trường Mầm non Nấm Lư (xã Nấm Lư, huyện Mường Khương) đã mời các nghệ nhân đến truyền dạy, thổi bùng “ngọn lửa” yêu thích dân ca Nùng Dín, để những mầm non tiếp nối, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống.

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ (MRAH) là một điểm đến văn hóa hấp dẫn tại thủ đô Brussels. Nơi đây không chỉ lưu giữ kho tàng nghệ thuật và lịch sử phong phú của Bỉ mà còn trưng bày các hiện vật từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sức hút “Photo tour”

Sức hút “Photo tour”

Nhân dịp đón tuổi 25, Nguyễn Hoàng Linh (phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai) lựa chọn lên vùng cao Y Tý (Bát Xát) tham gia “Photo tour”, ghi lại kỷ niệm đẹp cho bản thân khi bước sang tuổi mới.

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bằng tiếng Việt và 5 ngoại ngữ, là một bản anh hùng ca về vị Đại tướng có công lao, cống hiến xuất sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Những độc giả trung thành của sách giấy

Những độc giả trung thành của sách giấy

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, việc sách điện tử ra đời đã đáp ứng nhu cầu đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu nhanh, đơn giản cho độc giả. Tuy vậy, sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng, giữ một lượng độc giả nhất định.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Sáng 19/4, tại Trường THCS Kim Đồng (thị xã Sa Pa), Thư viện tỉnh phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Giáo dục và đào tạo, Thị đoàn Sa Pa tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, với chủ đề “Sách và Khát vọng phát triển”.

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Những ngày tháng 3 âm lịch, mặc dù là người may mắn được hòa vào dòng người hành hương về đất Tổ Vua Hùng (Phú Thọ) để dâng nén nhang tri ân hoặc người không thể trở về thì đều chung niềm tự hào được là “con Lạc, cháu Hồng”.

Kết nối sợi dây văn hóa

Kết nối sợi dây văn hóa

Những câu chuyện ở khắp các thôn, bản từ vùng thấp đến vùng cao là minh chứng cho thấy phụ nữ Lào Cai đang tiếp tục kết nối sợi dây văn hóa ngàn đời, viết tiếp trang mới của câu chuyện văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

fb yt zl tw