
Xã Y Tý: Diện tích cây Hoàng sin cô tăng gần 24 ha so với kế hoạch
Theo thông tin từ UBND xã Y Tý, huyện Bát Xát, năm 2025, diện tích cây sâm đất (Hoàng sin cô) được người dân trồng tăng gần 24 ha so với kế hoạch.
Theo thông tin từ UBND xã Y Tý, huyện Bát Xát, năm 2025, diện tích cây sâm đất (Hoàng sin cô) được người dân trồng tăng gần 24 ha so với kế hoạch.
Trong những xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát, Y Tý là xã xa xôi nhất nhưng lại được ví như “viên ngọc” quý bởi bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ, hùng vĩ và bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc. Ở Y Tý có thôn Tả Gì Thàng - làng nhỏ bình yên, phong cảnh đẹp được ví như trong truyện cổ tích. Từ lâu, đồng bào Hà Nhì nơi đây luôn trân trọng, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, không để mai một theo năm tháng.
Vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, đến với vùng đất xinh đẹp Y Tý (Bát Xát), du khách không chỉ được cảm nhận thời tiết mát mẻ, thiên nhiên hùng vĩ, mà còn được ngắm muôn vàn đóa hoa tầm xuân đang nở rộ khắp các bản làng, tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.
Chiều 22/4, Công ty Cổ phần đầu tư Dịch vụ và Thương mại ATP - Hà Nội tổ chức trao tặng máy cày cho các hộ dân của xã Y Tý, huyện Bát Xát.
Đường lên Y Tý (Bát Xát) không còn xa!
Giữa trưa nắng, công trường thảm nhựa mặt đường dự án thi công tuyến đường Bản Xèo - Dền Sáng - Y Tý đoạn qua khu vực rừng già Y Tý vẫn rộn vang tiếng máy. Đoạn đường qua khu rừng nguyên sinh, quanh năm mây mù, vì vậy, những ngày nắng đã tạo thuận lợi cho việc thảm nhựa bê tông thực sự quý giá.
Trong 2 tháng đầu năm 2025, xã Y Tý (Bát Xát) đã đón khoảng 20.000 lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Theo thông tin của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh, khu vực tỉnh Lào Cai nhiều mây, có mưa nhỏ, gió Đông Bắc cấp 2. Nhiệt độ thấp lúc 7 giờ ngày 7/2, khu vực vùng núi thấp phổ biến 14,6 đến 15,2 độ C, vùng cao và núi cao 9,1 đến 11,0 độ C.
Những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, khu vực vùng cao Y Tý, huyện Bát Xát có nắng ấm, bầu trời trong xanh và mây trắng tuyệt đẹp nên thu hút rất đông người dân và du khách từ khắp nơi đến du xuân, ngắm cảnh.
Từ ngày mùng 2 tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, mỗi ngày có hàng nghìn người dân và du khách đến cao nguyên Y Tý du xuân, ngắm cảnh.
Các điểm du lịch thu hút đông du khách đến tham quan là Y Tý, cột cờ Lũng Pô, đền Mẫu Trịnh Tường...
Sau chuỗi ngày lạnh giá kéo dài, 14 giờ 16 phút ngày 26/1, tại xã Y Tý (huyện Bát Xát) có tuyết. Mưa tuyết rơi hơn 12 giờ đồng hồ, đến khoảng 3 giờ sáng 27/1 thì ngưng. Trận tuyết kèm theo mưa, gió khiến nhiệt độ đêm và sáng nay tại Y Tý xuống thấp dưới 0 độ C. Tuyết rơi cũng khiến núi rừng, nhà cửa, hoa màu tại các điểm cao của xã Y Tý ngập màu tuyết trắng.
Y Tý, A Lù là hai xã nằm dưới đỉnh núi Ma Cha Va có độ cao trên 2000 m so với mực nước biển, cũng là 2 xã cao nhất của huyện Bát Xát, mùa đông nhiệt độ giảm sâu, rét đậm, rét hại. Ở nơi có khí hậu khắc nghiệt, cấp ủy đảng, chính quyền xã thường xuyên thực hiện các giải pháp tuyên truyền cho Nhân dân chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc, không để trâu, bò bị chết vì đói, rét, dịch bệnh trong mùa đông.
Rạng sáng 13/1, do chịu ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa từ phía Bắc tràn về, khu vực vùng cao biên giới huyện Bát Xát từ xã A Mú Sung lên khu vực A Lù và Y Tý nhiệt độ giảm sâu, trời rét hại, vùng núi cao xuất hiện băng tuyết.
Những người già trong thôn cũng không biết tuyến đường này có từ bao giờ, tôi chỉ nghe các cụ kể lại, trải qua nhiều đời, đường đá cổ là tuyến chính kết nối từ trung tâm xã Y Tý đến thôn Lao Chải rồi nối dài xuống thung lũng Thề Pả đến gần cầu Thiên Sinh. Từ đầu năm 2000, tuyến đường mới mở xuống thôn Lao Chải hoàn thành, xe máy đi được dễ dàng, nên đường đá cổ ít người đi, rêu phủ theo năm tháng”- già làng Ly Giờ Lúy, 70 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Y Tý nhớ lại.
Những năm gần đây, xã Y Tý (Bát Xát) có khá nhiều homestay được người dân mở ra để đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách. Trong đó có những homestay do phụ nữ làm chủ.
Trong những năm gần đây, huyện Bát Xát đang trở “điểm sáng” trên bản đồ du lịch của tỉnh và cả nước. Trên hành trình khám phá vùng đất “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”, du khách không thể bỏ qua những điểm đến độc đáo, hấp dẫn.
Những năm trước, khi nhắc tới Bát Xát, nhiều người ví vùng đất này như “nàng công chúa ngủ trong rừng” bởi phong cảnh hùng vĩ, thơ mộng, giàu bản sắc văn hóa nhưng ít người biết tới. Khoảng 5 năm gần đây, du lịch Bát Xát mới được “đánh thức” và địa phương xác định mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế “mũi nhọn”.
Đến “xứ mưa” Y Tý (huyện Bát Xát) hỏi thăm nhà ông Ly Giờ Lúy giỏi nghề đan mâm mây, từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng biết. Trong câu chuyện với người đường xa, họ còn không quên tấm tắc: Mâm mây của già Lúy đan đẹp lắm. Không chỉ đan cho nhà dùng, già còn làm bán cho bà con và khách du lịch nữa đấy!
Theo thông tin từ Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bát Xát, hiện nay nhiều cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn huyện Bát Xát hưởng ứng hỗ trợ các đoàn thiện nguyện về vùng lũ ở miễn phí đến hết ngày 26/9/2024.