Xử lý hình sự 31 cán bộ diện Trung ương quản lý từ đầu nhiệm kỳ đến nay

Ngày 16/8, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 24 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác những tháng cuối năm và thời gian tới.

Kỷ luật 91 cán bộ diện Trung ương quản lý

Thông báo kết quả phiên họp vào chiều 16/8, Phó Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 218 đảng viên do tham nhũng, 10 đảng viên vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập.

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 13 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Ngành Thanh tra, Kiểm toán đã tập trung thanh tra, kiểm toán những lĩnh vực, địa bàn dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và các chuyên đề, vụ việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo; qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính gần 165.000 tỷ đồng (tăng hơn 10 lần so với cùng kỳ năm 2022); kiến nghị xử lý trách nhiệm 784 tập thể, 2.912 cá nhân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp

Các cơ quan chức năng đã thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực của Thường trực Ban Chỉ đạo; qua hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, thi hành án đã chuyển hơn 320 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã thi hành kỷ luật 91 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 17 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, 23 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang (tăng gần 2 lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII).

Ngành Thanh tra, Kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính hơn 340.000 tỷ đồng (tăng hơn 2 lần so với nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XII), hơn 1.700 ha đất; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với hơn 6.600 tập thể và gần 18.000 cá nhân.

Các cơ quan chức năng đã chuyển gần 1.200 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật (tăng gần 2 lần so với cả nhiệm kỳ Đại hội XII).

Thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác với 15 cán bộ diện Trung ương quản lý

Điểm mới trong nhiệm kỳ này là, thực hiện chủ trương của Trung ương, cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng đã kiên quyết làm rõ trách nhiệm chính trị của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng trong lĩnh vực được giao quản lý, phụ trách.

Trên cơ sở đó, khuyến khích cán bộ từ chức, xin thôi chức vụ, kịp thời miễn nhiệm, thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút.

Đến nay, Trung ương đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 15 cán bộ diện Trung ương quản lý; các địa phương đã cho từ chức, miễn nhiệm, nghỉ công tác, bố trí công tác khác gần 150 trường hợp sau khi bị kỷ luật, trong đó có 4 cán bộ diện Trung ương quản lý, 65 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt; nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra cả trong khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước được chỉ đạo xử lý bài bản, thận trọng, nghiêm minh, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Cũng trong thời gian này, các cơ quan tiến hành tố tụng trên cả nước đã khởi tố, điều tra 452 vụ án/1.409 bị can về các tội tham nhũng (tăng 155 vụ/727 bị can so với cùng kỳ năm 2022).

Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, đã khởi tố mới 7 vụ án/37 bị can, khởi tố bổ sung 149 bị can trong 15 vụ án; kết thúc điều tra 7 vụ án/107 bị can, kết thúc điều tra bổ sung 2 vụ án/34 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 9 vụ án/175 bị can; xét xử sơ thẩm 10 vụ án/131 bị cáo; xét xử phúc thẩm 7 vụ án/62 bị cáo.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã khởi tố, điều tra 1.304 vụ/3.523 bị can về các tội tham nhũng (tăng hơn 2 lần về số vụ án và hơn 3 lần về số bị can so với nửa đầu nhiệm kỳ); hoàn thành xét xử 23 vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Nổi bật là, các cơ quan tiến hành tố tụng đã chủ động phát hiện, khởi tố, điều tra nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn, trên diện rộng, vi phạm có tính hệ thống, có tổ chức, cả trong khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân.

Điển hình như vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao); vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC; vụ án xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh; vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát; vụ án xảy ra tại Công ty AIC; các vụ án liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, tài sản Nhà nước xảy ra tại Bình Thuận; vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và một số Trung tâm đăng kiểm;...),

Ngoài ra, đã khởi tố nhiều bị can là cán bộ cấp cao, cả đương chức và nghỉ hưu, sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã xử lý hình sự 31 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó, có 2 bộ trưởng, nguyên bộ trưởng; 4 bí thư, nguyên bí thư tỉnh ủy; 5 thứ trưởng, nguyên thứ trưởng; 7 chủ tịch, nguyên chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành; 2 trợ lý phó Thủ tướng và 9 sỹ quan cấp tướng của lực lượng vũ trang.

Cũng trong 6 tháng đầu năm đã điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt các bị can, bị cáo đang bỏ trốn trong các vụ án xảy ra tại Công ty AIC và một số địa phương, tạo bước đột phá trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, tiêu cực.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện các luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới

Nhận diện các luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng về kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới

Hiện nay, khi Đảng ta nhấn mạnh vai trò của kinh tế tư nhân (KTTN), coi đây là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển đất nước thì các thế lực xấu nhân cơ hội này xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, cho rằng việc thừa nhận vai trò quan trọng của KTTN là Đảng Cộng sản Việt Nam “thừa nhận sự thất bại của kinh tế Nhà nước” và “đang hướng lái theo CNTB”. Từ đó chúng rêu rao rằng, đã đến lúc bỏ cụm từ “theo định hướng XHCN”, để KTTN tự do phát triển.

Phát triển tổ chức đảng, đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Phát triển tổ chức đảng, đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, công tác xây dựng và phát triển tổ chức đảng, đảng viên trong các đơn vị kinh tế tư nhân được Tỉnh ủy quan tâm, chỉ đạo thực hiện, qua đó đạt được một số kết quả.

Đại hội Chi bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Chi bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 27/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội đã tán thành những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Chi bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong báo cáo chính trị trình đại hội.

fb yt zl tw