Xây dựng đội ngũ cán bộ đảm bảo năng lực làm việc trong môi trường quốc tế

Thông qua đào tạo, bồi dưỡng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, BCH Trung ương (khóa XII) về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, thời gian qua tỉnh Lào Cai đã tập trung đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ các cấp, đặc biệt là đào tạo cán bộ đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài của địa phương.

Quang cảnh giờ học tiếng Trung Quốc trình độ HSK1 cho cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh năm 2023 tại Trung tâm Hán ngữ tỉnh Lào Cai.

Xác định được tầm quan trọng của Nghị quyết 26-NQ/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 155-KH/TU ngày 16/7/2018 về thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW để triển khai thực hiện; tham mưu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Đề án số 18-ĐA/TU, ngày 11/12/2020 về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý các cấp tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025; đồng thời chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết, Kế hoạch của Trung ương, của Tỉnh ủy thành đề án, kế hoạch, chương trình hành động, ... thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Đối với tỉnh Lào Cai, để xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cơ bản đảm bảo số lượng, chất lượng; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, phương pháp làm việc từng bước nâng lên; chuẩn bị được đội ngũ cán bộ trẻ kế cận; khắc phục dần tình trạng bị động trong công tác cán bộ.

Theo đó, các cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở đều quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Trung ương, của tỉnh về công tác cán bộ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, cá nhân người đứng đầu trong thực hiện các quy trình về công tác cán bộ theo quyền hạn được phân công, phân cấp; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, cụ thể hóa việc triển khai thực hiện ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa chuẩn hóa, siết chặt kỷ luật, kỷ cương với xây dựng thể chế, tạo môi trường, điều kiện thúc đẩy, khuyến khích cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Theo Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lào Cai, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng bộ gắn với quy hoạch cán bộ. Trong giai đoạn này, Lào Cai đã xây dựng, sửa đổi ban hành nhiều văn bản quy định về chế độ, chính sách, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện để nâng cao chất lượng đội ngũ cho cán bộ; quan tâm mở các lớp dự nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý, cử cán bộ đi đào tạo sau đại học ở trong nước và nước ngoài theo Đề án 165 và đề án, nghị quyết của tỉnh. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực quản lý cho cán bộ, cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Kết quả, từ năm 2018 đến nay đã có 5.475 lượt người được đi đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ (Tiến sĩ: 10; thạc sĩ: 369; đại học: 4.313; cao đẳng:783); lý luận chính trị 6.147 người (cao cấp: 877; trung cấp: 5.270); ngoài ra có hàng nghìn lượt cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Theo Sở Nội vụ tỉnh, triển khai thực hiện Đề án số 18 của Tỉnh ủy Lào Cai về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý các cấp tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 - 2025, nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng 25% công chức lãnh đạo quản lý và 35% viên chức lãnh đạo quản lý có năng lực ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam; phấn đấu đạt tỷ lệ 20% công chức chuyên môn và 40% viên chức chuyên môn có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong thực thi công vụ. Giai đoạn 2021 - 2023, Sở Nội vụ tỉnh đã tổ chức 6 lớp tiếng Trung Quốc trình độ HSK từ bậc 1 đến bậc 3, với gần 200 lượt học viên tham gia. Từ năm 2021 đến nay, cùng với việc tổ chức các lớp tiếng Trung Quốc, Sở Nội vụ đã tổ chức 4 lớp tiếng Anh với trên 130 học viên tham gia, trên cơ sở nhu cầu nâng cao năng lực ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh.

Thông qua đào tạo, bồi dưỡng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đến nay số cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh có trình độ chuyên môn đại học trở lên là 19.604 người, chiếm 66% tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh; trong đó, trình độ tiến sĩ: 26 người, chiếm 0,09%; thạc sĩ: 1.702 người, chiếm 5,73%. Số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên là 6.937 người, trong đó, có 1.167 người có trình độ cử nhân và cao cấp lý luận chính trị.

Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy, chất lượng đội ngũ cán bộ ở một số bộ phận chưa theo kịp yêu cầu, nhiệm vụ; trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, làm việc với các nhà đầu tư, đoàn khách nước ngoài còn hạn chế.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và tính cấp bách của công tác đào tạo, bồi dưỡng; một bộ phận cán bộ còn thụ động, chưa rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với tình hình mới; ngại khó, thiếu ý chí vươn lên; tinh thần tự học tập nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng mềm trong cán bộ chưa cao. Số cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ còn ít, do năng lực ngoại ngữ chưa được quy định là tiêu chuẩn bắt buộc trong bổ nhiệm một số chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý dẫn đến chưa bảo đảm một trong các chỉ tiêu “lãnh đạo quản lý đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế” của Nghị quyết 26.

Trước thực tế trên, để đảm bảo thực hiện có hiệu quả nội dung “xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất, uy tín, năng lực ngang tầm nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay”, Lào Cai cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp, đó là: rà soát, hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về công tác cán bộ phù hợp với các văn bản mới của cấp trên và tình hình thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; đảm bảo chuẩn hóa, đồng bộ, thống nhất; tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, song hành với việc gắn trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, nhất là người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.

Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền các cấp trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trong đó; lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp với từng đối tượng cán bộ, chức danh, vị trí việc làm đảm bảo hiệu quả thiết thực, tránh lãng phí. Đề cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để tham mưu đúng, trúng đối tượng đi học.

Quan tâm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là cán bộ có phẩm chất, năng lực nổi trội, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế nhằm đảm bảo các mục tiêu đề ra, tạo tiền đề cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới.

Cấp ủy tổ chức đảng các cấp, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đẩy mạnh việc thường xuyên tự kiểm tra; thực hiện kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, bồi dưỡng gồm: việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; xét, thẩm định hồ sơ cử cán bộ đi học; phối hợp quản lý cán bộ tham gia đào tạo, bồi dưỡng; xét duyệt tốt nghiệp và cấp bằng lý luận chính trị. Đây là khâu quan trọng cần phải được tổ chức thường xuyên, định kỳ, đột xuất để duy trì chất lượng trong kỷ cương đào tạo, bồi dưỡng.

Tích cực triển khai Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019 - 2030” và Kết luận số 39-KL/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về chủ trương bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước để đạt được các mục tiêu đề ra như tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các sở, ngành, địa phương và bản thân đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về vai trò và sự cần thiết phải học tập, nâng cao năng lực ngoại ngữ để đáp ứng yêu câu thực thi công vụ và làm việc trong môi trường quốc tế. Rà soát thực trạng năng lực, trình độ và tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của từng sở, ngành, địa phương để làm căn cứ xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu và yêu cầu theo từng nhóm đối tượng, từng lĩnh vực công tác, từng vị trí việc làm.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Ngoài tuyến từ huyện Văn Bàn, vượt qua đèo Khau Co sang đất Than Uyên và tuyến vận tải đường sông, đường sắt về Yên Bái rồi tới Sơn La - Điện Biên, quân và dân Lào Cai hành quân đi theo hướng thị xã Sa Pa tới huyện Tam Đường - Phong Thổ (Lai Châu) – thị xã Mường Lay và tới Điện Biên.

Bài 9: Đi tìm trạm tiếp vận cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 9: Đi tìm trạm tiếp vận cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Qua câu chuyện của những nhân chứng là dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong từng tham gia vận chuyển lương thực, đạn dược cho Chiến dịch Điện Biên Phủ theo hướng Sa Pa - Phong Thổ - Lai Châu và những tài liệu thu thập được, chúng tôi cố gắng lần tìm lại tuyến đường huyền thoại cách đây 70 năm để hiểu hơn sự nỗ lực phi thường của các thế hệ trước.

Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Đúng 17h ngày 13/3/1954, quân đội ta nổ phát súng đầu tiên tấn công vào cứ điểm Him Lam và tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, mở đầu cho 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng và oanh liệt, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, để lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ - cát -xtơ - ri vào ngày 7/5/1954.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt, máu trộn bùn non” (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm của Pháp vốn được coi là “pháo đài bất khả xâm phạm”, làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Rời khu rừng Đại tướng, qua cầu Tạ Khoa tới bờ hữu sông Đà, chúng tôi tiếp tục theo Quốc lộ 37 (đường 13 xưa kia), vượt chặng đường đèo dốc quanh co từ huyện Bắc Yên đến huyện Mai Sơn. Cung đường này gắn liền với hai di tích lịch sử văn hóa quốc gia là đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi - nơi đây ghi dấu những chiến công oanh liệt, những đau thương, mất mát và thực sự là bản anh hùng ca về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống thực dân Pháp của bộ đội ta trong những năm 1950 - 1954.

Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát: Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Tiếp bước dấu chân các chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến Lào Cai năm xưa tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng tôi rời thị xã Nghĩa Lộ, bám theo Quốc lộ 32 tới ngã ba Ba Khe thuộc huyện Văn Chấn (Yên Bái) thì rẽ qua Quốc lộ 37 (đường số 13 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ) để tới huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La- miền quê đã chứng kiến nhiều sự kiện, các hoạt động cách mạng hào hùng liên quan đến công cuộc giải phóng Điện Biên.

Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Rời mảnh đất Than Uyên nắng gió, tiếp tục hành trình theo dấu chân các dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, điểm đến tiếp theo của đoàn công tác Báo Lào Cai là thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Chính ở nơi đây năm xưa diễn ra chiến thắng đồn Nghĩa Lộ vang dội, mở màn cho Chiến dịch Tây Bắc tháng 10 năm 1952, tạo tiền đề cho Chiến dịch Đông Xuân 1953 -1954 mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần làm “thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới”.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Sáng 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Phiên họp nhằm tập trung thảo luận về tình hình phát triển KTXH tháng 4 và 4 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và thời gian tới cùng một số nội dung quan trọng khác như về giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. 

fb yt zl tw