Vun đắp tình hữu nghị, củng cố sự tin cậy giữa Việt Nam và Campuchia

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28 đến 29/11/2024.

Đây là chuyến thăm Việt Nam thứ bảy của Quốc vương Norodom Sihamoni kể từ khi đăng quang năm 2004. Chuyến thăm tiếp tục thể hiện tình cảm hữu nghị, sự tin cậy và coi trọng của Quốc vương Norodom Sihamoni dành cho Việt Nam và quan hệ hai nước.

Ảnh chân dung Chủ tịch nước Tô Lâm và Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni trên một đường phố ở Thủ đô Phnom Penh.

Ảnh chân dung Chủ tịch nước Tô Lâm và Quốc vương Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni trên một đường phố ở Thủ đô Phnom Penh.

Ngày 24/6/1967, Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 2005, hai nước thống nhất đề ra phương châm 16 chữ vàng trong phát triển quan hệ song phương là láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài.

Với định hướng đó, quan hệ hai nước không ngừng được củng cố và phát triển trong mọi lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Quốc vương Norodom Sihamoni diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước tiếp tục được thúc đẩy. Hợp tác trên kênh Đảng giữ vai trò nòng cốt, định hướng quan hệ hai nước. Hai bên duy trì nhiều hoạt động tiếp xúc cấp cao, trong đó có cuộc gặp cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Campuchia, các chuyến thăm, cũng như các cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước nhân dịp dự các hội nghị đa phương. Các cơ chế hợp tác song phương quan trọng, như Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật, Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới..., được tổ chức thường xuyên và phát huy hiệu quả.

Hợp tác quốc phòng-an ninh tiếp tục là trụ cột, ngày càng chặt chẽ và thực chất. Việt Nam có 10 tỉnh giáp biên giới với 9 tỉnh của Campuchia. Trên cơ sở các hiệp ước, hiệp định và thỏa thuận giữa hai nước, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương biên giới hai bên đang phối hợp tích cực triển khai công tác phân giới, cắm mốc trên đất liền. Hợp tác trong nhiều lĩnh vực, như giáo dục-đào tạo, giao thông vận tải, văn hóa, y tế, viễn thông… được quan tâm và đẩy mạnh.

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư là điểm sáng, với kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng ở mức cao. Với Campuchia, Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN và lớn thứ ba trên thế giới. Trong 10 tháng từ đầu năm 2024, kim ngạch thương mại song phương đạt 8,3 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Đến nay, Việt Nam có 205 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Campuchia với tổng vốn đăng ký đạt 2,94 tỷ USD, đứng đầu ASEAN và nằm trong nhóm năm nước có đầu tư trực tiếp lớn nhất tại Đất nước Chùa Tháp. Campuchia đứng thứ hai trong số 79 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam có đầu tư.

Hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước được triển khai ngày một hiệu quả, góp phần đưa hợp tác trong các lĩnh vực vào chiều sâu, thiết thực hơn. Các hoạt động ngoại giao nhân dân của tổ chức Mặt trận, Nhóm Nghị sĩ hữu nghị, Hội hữu nghị, tổ chức đoàn thể hai nước, nhất là tại các tỉnh biên giới, diễn ra sôi nổi và rộng khắp, góp phần nâng cao sự hiểu biết của nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, về truyền thống đoàn kết, hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc.

Việt Nam và Campuchia cũng phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức, diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc, ASEAN và các cơ chế tiểu vùng, như Hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mê Công (ACMECS)… Điều này góp phần nâng cao uy tín và vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên thế giới.

Quốc vương Norodom Sihamoni thăm cấp Nhà nước, mang tình cảm hữu nghị, tin cậy đến với Việt Nam. Đón tiếp Quốc vương Norodom Sihamoni, Việt Nam tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Thông qua chuyến thăm, Việt Nam cũng khẳng định chính sách nhất quán là ưu tiên hàng đầu quan hệ với các nước láng giềng hữu nghị, bạn bè truyền thống, trong đó có Campuchia.

Trên nền tảng quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài Việt Nam-Campuchia, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Quốc vương Norodom Sihamoni thành công tốt đẹp sẽ tiếp tục đóng góp vào việc củng cố tin cậy chính trị và thúc đẩy hợp tác trên tất cả các mặt giữa hai nước theo hướng thực chất, hiệu quả hơn.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã và luôn dành những nguồn lực tốt nhất, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Chuyến công tác của Thủ tướng làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Thủ tướng làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác, bạn bè truyền thống

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng có cuộc trả lời phỏng vấn về những kết quả đạt được trong chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng 2025 và tiến hành hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil từ ngày 4-8/7.

Việt Nam sẵn sàng đóng góp tại các cơ chế đa phương

Việt Nam sẵn sàng đóng góp tại các cơ chế đa phương

Chiều 6/7, tại Rio de Janeiro, Bra​sil​, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về “Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2025

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khai mạc vào sáng 6/7 (giờ địa phương), tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS, một cơ chế hợp tác đa phương giữa các nền kinh tế mới nổi và ngày càng có tầm ảnh hưởng lớn cả về kinh tế và chính trị.

Khẳng định vai trò, đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Khẳng định vai trò, đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Brazil.

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chiều ngày 1/7 và sáng ngày 2/7, tại xã Phúc Khánh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và UBND xã Phúc Khánh tổ chức lễ bàn giao các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho địa phương và bàn giao công trình công ích.

fb yt zl tw