Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò và những đóng góp trong hoạt động của Liên hiệp quốc

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đặc biệt là trong năm 2023, công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đã giành được những thành tựu nổi bật, có những kết quả, đóng góp có ý nghĩa lịch sử.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp gỡ cán bộ, nhân viên Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam ở Geneva.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp gỡ cán bộ, nhân viên Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam ở Geneva.

Nhân dịp tham dự Phiên họp cấp cao Khóa họp thường kỳ lần thứ 55 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) từ 26 - 28/2 tại Geneva (Thụy Sỹ) và thăm chính thức Ireland, chiều tối 25/2 (giờ địa phương), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi gặp gỡ cán bộ, nhân viên của Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sỹ).

Tại buổi gặp mặt, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva Mai Phan Dũng cùng tập thể cán bộ, nhân viên của Phái đoàn bày tỏ vui mừng và xúc động khi được đón Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tới thăm; đồng thời chia sẻ những khó khăn, tâm tư, nguyện vọng, đề xuất nhằm nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên tới Bộ trưởng.

Phát biểu tại cuộc gặp, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gửi lời chúc Xuân Giáp Thìn 2024 cùng những tình cảm ấm áp, tốt đẹp nhất tới toàn thể cán bộ, nhân viên của Phái đoàn.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chia sẻ cảm nhận đặc biệt khi tới thăm Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva khi đây vừa là một cơ quan đại diện cho Đảng, Nhà nước ta ở nước ngoài, vừa là đại diện cho đất nước tại tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh là Liên hợp quốc, tham gia vào các lĩnh vực quan trọng như dân chủ nhân quyền, giải trừ quân bị, hòa bình và chiến tranh, kinh tế xã hội, văn hóa… “Vai trò, vị trí của Phái đoàn rất quan trọng đối với đất nước, nhất là trong thời kỳ chúng ta đang mở rộng hội nhập sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, an ninh quốc phòng cho đến kinh tế, văn hóa, xã hội…”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thông tin về tình hình đất nước, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, 40 năm Đổi mới đã đưa Việt Nam từ một nước nghèo nàn, lạc hậu đi lên trở thành một quốc gia đang phát triển, có mức thu nhập trung bình. Đây là một thành tựu có ý nghĩa lịch sử, không phải nhiều quốc gia làm được.

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, trong những năm gần đây, tình hình thế giới biến động trên nhiều lĩnh vực, xung đột cục bộ xảy ra tại nhiều nơi, biến đổi khí hậu diễn biến rất phức tạp… đặt ra nhiều thách thức lớn đối với tất cả quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đặc biệt là trong năm 2023, công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta đã giành được những thành tựu nổi bật, có những kết quả, đóng góp có ý nghĩa lịch sử. Trong bối cảnh thế giới phức tạp và khó lường, Việt Nam đã giữ được tốt cục diện đối ngoại thuận lợi, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; nâng cấp quan hệ với một số đối tác quan trọng, trong đó có Hoa Kỳ, Trung Quốc.

Nhân dịp này, Bộ trưởng cũng gửi lời biểu dương tới các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, trong đó có Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Geneva.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trao đổi với các cán bộ, nhân viên của Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sỹ).
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trao đổi với các cán bộ, nhân viên của Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy Sỹ).

Trao đổi với các cán bộ, nhân viên của Phái đoàn, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh một số quan điểm chính:

Thứ nhất, đất nước ta chưa bao giờ có được “cơ đồ, vị thế, uy tín và tiềm lực quốc tế như ngày nay” - câu nói đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa vào trong văn kiện của Đại hội 13. Vì vậy, chúng ta cần phải vững tin vào những kết quả đã đạt được, con đường mà chúng ta đang đi, có tự tin thì mới đạt được mục tiêu cuối cùng.

Thứ hai, chúng ta không thể tự mãn, chủ quan bởi thế giới biến động quá nhanh, quá khó lường. Do đó, các cơ quan, lực lượng làm đối ngoại, đặc biệt là các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài càng phải đóng vai trò tiên phong trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin từ bên ngoài để thông tin về trong nước, nhất là về các xu thế lớn, kinh nghiệm của các nước.

Thứ ba, trong bối cảnh hiện nay, thế giới rất kỳ vọng về vai trò, đóng góp của Việt Nam với tư cách là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trên thực tế, trong những năm qua, kể cả ở song phương và đa phương, Việt Nam đều đã có những đóng góp tích cực như tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, tham gia cứu trợ thảm họa, đóng góp vào an ninh lương thực của thế giới…

Lắng nghe những ý kiến, nguyện vọng và đề xuất của các cán bộ, nhân viên Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã chia sẻ ghi nhận và giải đáp một phần kiến nghị, đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan tập trung rà soát, nghiên cứu, sớm có giải pháp phù hợp trên tinh thần cầu thị, kịp thời, thấu đáo.

Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Hoa Kỳ đánh giá khách quan về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam

Đề nghị Hoa Kỳ đánh giá khách quan về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam

Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ cần có những đánh giá khách quan dựa trên các nguồn thông tin chính xác và toàn diện về tình hình thực tế tại Việt Nam và sớm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 26/6, tại Đại lễ đường Nhân dân (Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc), trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Hội nghị WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.

Mong muốn Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam phát triển hệ thống đường sắt

Mong muốn Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc hỗ trợ Việt Nam phát triển hệ thống đường sắt

Chiều 25/6 (giờ địa phương), nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Lâu Tề Lương, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC).

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường

Chiều 24/6 tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Lý Cường nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức tại Đại Liên (Hội nghị WEF Đại Liên) và làm việc tại Trung Quốc.

Đồng chí Hoàng Quốc Khánh làm việc với Đại sứ Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam

Đồng chí Hoàng Quốc Khánh làm việc với Đại sứ Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam

Chiều 24/6, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam do bà Urawadee Sriphiromya, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam làm Trưởng đoàn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc

Sáng 24/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc (WEF Đại Liên 2024) và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24 - 27/6/2024 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab.

Chuyến công tác dự WEF Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang nhiều ý nghĩa quan trọng

Chuyến công tác dự WEF Đại Liên và làm việc tại Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang nhiều ý nghĩa quan trọng

Việc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam hai năm liên tiếp được mời tham dự Hội nghị thể hiện sự coi trọng và đánh giá cao của WEF và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đối với vị thế, vai trò và những đóng góp của Việt Nam trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực.

fb yt zl tw