Việt Nam quan tâm bảo đảm quyền của người khuyết tật

Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong việc thực thi Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, từ hoàn thiện pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng đến cải thiện đời sống cho người khuyết tật. Những thành tựu này phản ánh cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong nỗ lực vượt qua những khó khăn của một quốc gia đang phát triển để bảo đảm tốt nhất quyền của người khuyết tật.

img-0219.jpg
Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Tây Ninh tổ chức lớp tập huấn phục hồi chức năng cho người bệnh, người khuyết tật và người chăm sóc bệnh nhân.

Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật (CRPD) được thông qua năm 2006 và có hiệu lực từ năm 2008, là công cụ pháp lý quốc tế quan trọng nhằm thúc đẩy, bảo vệ và bảo đảm quyền của người khuyết tật trên toàn cầu. Từ năm 2007, Việt Nam đã ký tham gia CRPD. Tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2014), Quốc hội khóa XIII đã chính thức phê chuẩn CRPD. Từ đó đến nay, Việt Nam luôn thể hiện hiện tinh thần, ý thức trách nhiệm đối với việc bảo đảm, thực thi quyền của người khuyết tật (hiện cả nước có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7,06% số dân).

Ngay từ năm 2010, Việt Nam đã ban hành Luật Người khuyết tật, đánh dấu sự chuyển đổi từ cách tiếp cận từ thiện sang cách tiếp cận dựa trên quyền con người, coi người khuyết tật là chủ thể có quyền bình đẳng, thay vì chỉ là đối tượng cần cứu trợ. Luật quy định quyền của người khuyết tật trong các lĩnh vực cơ bản như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, việc làm, tiếp cận cơ sở hạ tầng và bảo trợ xã hội, đồng thời nghiêm cấm các hành vi kỳ thị và phân biệt đối xử.

Tại Hiến pháp 2013 cũng khẳng định nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho việc bảo vệ quyền của người khuyết tật. Hàng loạt văn bản pháp luật như Bộ luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Xây dựng… đã được ban hành với các chính sách đặc thù hỗ trợ người khuyết tật.

Sau khi phê chuẩn CRPD, Việt Nam đã nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với Công ước, khẳng định trách nhiệm với các cam kết quốc tế. Điển hình, Quyết định số 1100/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện CRPD, tập trung vào 10 nội dung chính như thay đổi nhận thức cộng đồng và cải thiện tiếp cận dịch vụ công.

Tương tự, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP và Nghị định số 136/2013/NĐ-CP đã hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Luật Người khuyết tật trong thực tiễn, bao gồm chính sách trợ cấp xã hội và xác định mức độ khuyết tật. Đồng thời, việc thành lập Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật năm 2015 là một bước tiến quan trọng trong việc điều phối và giám sát thực thi CRPD tại Việt Nam.

Đáng chú ý, việc nâng cao nhận thức cộng đồng, một yêu cầu quan trọng được đề cập trong Điều 8 CRPD đã được Việt Nam thực hiện hiệu quả thông qua các chiến dịch truyền thông đa dạng, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ xã hội đối với quyền tôn trọng, bảo đảm quyền của người khuyết tật.

Các sự kiện như Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4) và Ngày Quốc tế người khuyết tật (3/12) được tổ chức thường niên, với các hoạt động đa dạng như giao lưu văn hóa, thi tìm hiểu pháp luật, biểu dương những tấm gương điển hình… góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về người khuyết tật. Cùng với đó, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức của/vì người khuyết tật tham gia tích cực vào phản biện và giám sát chính sách, nhờ đó tiếng nói của người khuyết tật được lắng nghe.

Việt Nam thể hiện vai trò tích cực trong hợp tác quốc tế về quyền của người khuyết tật thông qua việc tham gia các diễn đàn khu vực và toàn cầu, đặc biệt là có nhiều sáng kiến trong việc xây dựng và triển khai Kế hoạch hành động khu vực về nhân quyền, thúc đẩy và bảo vệ quyền người khuyết tật.

Tại ASEAN, Việt Nam góp phần xây dựng Tuyên bố Bali và Khung hành động thập kỷ ASEAN về người khuyết tật 2011-2020. Khung hành động hướng tới mục tiêu thúc đẩy sự hòa nhập của người khuyết tật trong khu vực thông qua việc tăng cường tiếp cận giáo dục, việc làm, dịch vụ y tế và bảo đảm quyền tham gia đầy đủ vào đời sống xã hội, từ đó xây dựng một cộng đồng ASEAN không rào cản và công bằng.

Từ những kết quả đạt được, Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận là điểm sáng trong công tác giảm nghèo và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Cùng với đó, hệ thống an sinh xã hội không ngừng mở rộng diện bao phủ và nâng cao chất lượng chính sách đối với người khuyết tật: hơn 1,6 triệu người khuyết tật nặng được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, 96% số người khuyết tật có thẻ bảo hiểm y tế, các bệnh viện đa khoa trung ương, tỉnh và huyện đều có khoa phục hồi chức năng; trẻ em khuyết tật được hỗ trợ học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục,…

Mới đây, ngày 6/3/2025, đoàn công tác liên ngành do Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Văn Hồi làm trưởng đoàn đã tham dự phiên bảo vệ báo cáo CRPD tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva. Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi tiếp tục khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc quan tâm, chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, phù hợp với Công ước về quyền của người khuyết tật mà Việt Nam là thành viên.

Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong việc bảo đảm quyền của người khuyết tật song vẫn còn phải đối mặt với không ít thách thức.

Thứ nhất, ở các khu vực nông thôn, nơi sinh sống của phần lớn người khuyết tật, việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục và việc làm vẫn còn hạn chế. Vì vậy, dù 96% số người khuyết tật có thẻ bảo hiểm y tế, nhưng tại nhiều vùng sâu, vùng xa, thiếu cơ sở vật chất và nhân lực khiến cho nhiều người khó thụ hưởng lợi ích thực tế từ chính sách này. Mặt khác, tỷ lệ người khuyết tật ở nông thôn được hỗ trợ học nghề chưa cao, cho thấy vẫn còn khoảng cách trong việc triển khai các chương trình phát triển kỹ năng cho nhóm đối tượng này.

Thứ hai, với nguồn lực kinh tế còn hạn chế của một quốc gia đang phát triển, Việt Nam gặp khó khăn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng thân thiện với người khuyết tật. Tính đến năm 2024, chỉ 3,5% số xe buýt công cộng và 30% số bến xe có hạ tầng phù hợp, trong khi tỷ lệ công trình công cộng hỗ trợ tiếp cận vẫn còn thấp. Điều này khiến người khuyết tật, nhất là ở đô thị, gặp trở ngại trong việc tham gia đầy đủ vào đời sống xã hội.

Thứ ba, dù các chiến dịch nâng cao nhận thức đã đạt được nhiều kết quả, định kiến xã hội về người khuyết tật vẫn còn trong tư tưởng một bộ phận người dân. Vẫn có quan điểm cho rằng người khuyết tật là đối tượng cần cứu trợ hơn là những cá nhân có quyền bình đẳng, dẫn đến sự kỳ thị trong cộng đồng, gây tổn thương cho những người không may bị khiếm khuyết về cơ thể. Thí dụ, tại một số địa phương, trẻ em khuyết tật vẫn bị hạn chế tham gia học hòa nhập do thái độ e ngại từ phụ huynh hoặc giáo viên.

Lợi dụng những hạn chế này, các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, vu cáo Việt Nam "thờ ơ", "bỏ mặc" người khuyết tật, hòng làm mất niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước, hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Những phần tử chống phá cố tình bỏ qua thực tế rằng chính những hạn chế về nguồn lực, vốn phổ biến ở các nước đang phát triển, đã được Việt Nam từng bước khắc phục, với hơn 1,6 triệu người khuyết tật nặng được nhận trợ cấp hằng tháng, 96% số người khuyết tật đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế.

Trên thực tế, so với nhiều nước có cùng mức thu nhập, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc hỗ trợ người khuyết tật. Như tại Philippines, Luật Người khuyết tật dù đã được ban hành song quốc gia này vẫn đối mặt với thách thức lớn về triển khai thực tế do thiếu dữ liệu hệ thống và sự phân mảnh địa lý của hơn 7.000 hòn đảo. Trong khi đó, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý đồng bộ và mạng lưới giám sát trải rộng đến 38/63 tỉnh, thành phố tính đến năm 2024.

Những thành tựu của Việt Nam trong thực thi CRPD là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy nỗ lực của một quốc gia đang phát triển trong việc cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo đảm quyền con người. Trong thời gian tới, để bảo đảm tốt hơn quyền của người khuyết tật, chúng ta cần tập trung vào một số giải pháp trọng tâm:

Trước hết cần tăng cường thực thi và giám sát chính sách đối với người khuyết tật; đẩy mạnh vai trò của Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật trong việc giám sát và hỗ trợ địa phương, đồng thời xây dựng cơ chế xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm quyền của người khuyết tật.

Quan tâm đầu tư nguồn lực và cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa, đồng thời đào tạo đội ngũ chuyên gia phục hồi chức năng và công tác xã hội đối với người khuyết tật.

Tiếp tục thúc đẩy sự tham gia của người khuyết tật vào các hoạt động xã hội, tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng chính sách và bầu cử, thông qua việc cải thiện thông tin và hỗ trợ vật lý. Nâng cao nhận thức xã hội, theo đó cần đẩy mạnh giáo dục cộng đồng bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng.

Chú trọng khai thác hiệu quả của các nền tảng mạng xã hội để đẩy mạnh việc tuyên truyền giúp xóa bỏ định kiến đang tồn tại trong một bộ phận quần chúng đối với người khuyết tật; cùng với đó là động viên, khuyến khích sự hòa nhập của người khuyết tật trong mọi lĩnh vực.

Với chủ trương, chính sách đúng đắn, sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, Việt Nam sẽ tiến xa hơn trên hành trình xây dựng một xã hội hòa nhập, công bằng và nhân văn, ở đó người khuyết tật được trân trọng, tạo điều kiện phát triển toàn diện, không người khuyết tật nào bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại huyện Mường Khương về công tác xóa nhà tạm

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại huyện Mường Khương về công tác xóa nhà tạm

Chiều 20/3, tại huyện Mường Khương, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương về công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục về nhà ở sau thiên tai.

Quang cảnh hội nghị.

Tỉnh đoàn triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị

Chiều 20/3, tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tổ chức hội nghị triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đại úy Nguyễn Cao Cường được vinh danh Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024

Đại úy Nguyễn Cao Cường được vinh danh Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024

Ngày 19/3/2025, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã công bố danh sách 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024 và 8 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024. Trong đó, Đại úy Nguyễn Cao Cường, Phó Trưởng Công an xã Cam Đường, thành phố Lào Cai đã được chọn là 1 trong 8 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2024.

Nhận diện âm mưu kích động kỳ thị dân tộc, phân biệt vùng miền trong việc sáp nhập tỉnh, thành phố hiện nay

Nhận diện âm mưu kích động kỳ thị dân tộc, phân biệt vùng miền trong việc sáp nhập tỉnh, thành phố hiện nay

Chủ trương sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành phố là vấn đề lớn, được dư luận đặc biệt quan tâm, tuy nhiên không ít người vì thiếu thông tin nên khi tiếp cận với những bài viết, video clip sai sự thật trên mạng internet đã tỏ ra hoang mang, lo lắng, từ đó có những phản ứng sai lệch.

Tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm, ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai: Tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm, ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Ngày 18/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết đợt cao điểm đấu tranh phòng chống tội phạm; phòng chống ma túy; phòng chống mua bán người; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau tết Nguyên đán 2025 trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai.

Hướng tới Đại hội XIV của Đảng: Công tác nhân sự phải được tiến hành chặt chẽ

Hướng tới Đại hội XIV của Đảng: Công tác nhân sự phải được tiến hành chặt chẽ

Để tổ chức thành công Đại hội các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, yêu cầu công tác nhân sự phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán; tránh cách làm giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc, cài cắm "quân xanh, quân đỏ".

Những điểm mới căn bản của Luật Di sản văn hóa

Những điểm mới căn bản của Luật Di sản văn hóa

Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa 45/2025/QH15, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 có nhiều điểm mới, thay đổi, bổ sung căn bản của Luật Di sản văn hoá số 45 sẽ khơi thông các điểm nghẽn, huy động sức mạnh của các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý trong sự nghiệp bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản.

Đoàn kiểm tra số 1927 thông qua Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai

Đoàn kiểm tra số 1927 thông qua Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai

Sáng 18/3, tại Tỉnh ủy Lào Cai, Đoàn kiểm tra số 1927 của Bộ Chính trị đã thông qua Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số chuyên đề công tác trọng tâm năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Cần tranh thủ, khôn khéo, thông minh, linh hoạt, hiệu quả để triển khai thực hiện phù hợp

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06: Cần tranh thủ, khôn khéo, thông minh, linh hoạt, hiệu quả để triển khai thực hiện phù hợp

Sáng 18/3, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 đã tổ chức phiên họp lần thứ nhất. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đột phá từ thể chế, tạo tiền đề cho cải cách hành chính

Đột phá từ thể chế, tạo tiền đề cho cải cách hành chính

Chủ trương sửa đổi Hiến pháp nhằm tinh gọn bộ máy nhà nước đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Đây không chỉ là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong quá trình cải cách hành chính, mà còn là động lực quan trọng để tạo đột phá, phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ công chức trong hệ thống chính trị.

fb yt zl tw