Việt Nam đẩy mạnh phối hợp đa ngành trong phòng ngừa bạo lực với phụ nữ, trẻ em

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong phòng ngừa bạo lực với phụ nữ và trẻ em, trong đó nổi bật là việc xây dựng và thực cơ chế phối hợp liên ngành ngày càng hiệu quả.

Chia sẻ những kinh nghiệm trong triển khai phòng ngừa bạo lực với phụ nữ và trẻ em.
Chia sẻ những kinh nghiệm trong triển khai phòng ngừa bạo lực với phụ nữ và trẻ em.

Giải quyết bạo lực với phụ nữ và trẻ em sẽ đòi hỏi sự phối hợp giữa các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, tư pháp, cảnh sát và giáo dục. Đặc biệt, công nghệ có thể giúp đảm bảo hỗ trợ liền mạch cho những nạn nhân bị bạo lực.

Đây là thông tin được đưa ra tại "Hội nghị bàn tròn về bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em tại Việt Nam" do UNFPA, UNICEF và UN WOMEN với sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Australia tổ chức hôm nay 6/12.

Sự kiện được tổ chức để hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về bình đẳng giới và phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Tại hội nghị, các chuyên gia cho rằng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em có chung nguyên nhân gốc rễ là chuẩn mực xã hội, bất bình đẳng giới và cơ chế phản ứng, hỗ trợ còn yếu kém. Tình trạng bạo lực này sẽ kéo dài qua nhiều thế hệ với hậu quả lâu dài đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Trẻ em gái và trẻ em trai phải chịu bạo lực có nhiều khả năng trải qua hoặc thực hiện bạo lực khi trưởng thành. Để phá vỡ vòng luẩn quẩn này cần phải có sự chuyển đổi về nhận thức và giải quyết bạo lực trong xã hội.

Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị.
Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho hay nhấn mạnh trong thập kỷ tới, Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp như tích hợp các dịch vụ hỗ trợ trên khắp các lĩnh vực, xây dựng lòng tin trong cộng đồng; tăng cường hệ thống dữ liệu; nỗ lực giải quyết và hỗ trợ nhu cầu của thanh thiếu niên; lắng nghe tiếng nói của những người bị bạo lực; thu hút nam giới, trẻ em tham gia thay đổi các chuẩn mực có hại và tăng cường năng lực của lực lượng lao động.

Chia sẻ những bài học từ nỗ lực của Australia trong việc chống lại bạo lực trên cơ sở giới, bà Micaela Cronin, Chủ nhiệm Ủy ban phòng chống Bạo hành Gia đình và Lạm dụng tình dục của Chính phủ Australia cho biết: "Tại Australia, chúng tôi đã học được rằng các phương pháp tiếp cận lấy người bị bạo lực là trọng tâm và các dịch vụ phối hợp là 'chìa khóa' để tạo nên sự khác biệt. Các chiến lược tích hợp của Việt Nam rất hứa hẹn và chúng tôi cam kết hỗ trợ Việt Nam trên hành trình này."

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong phòng ngừa bạo lực với phụ nữ và trẻ em. Chính phủ đã tăng cường các chính sách như Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Trẻ em và triển khai những chương trình quốc gia để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Việt Nam đã có cơ chế phối hợp liên ngành hiệu quả, kết nối các cơ quan đại diện từ các Bộ, ngành, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ và chính quyền trong việc tạo ra sự thay đổi về phòng ngừa bạo lực với phụ nữ và trẻ em.

Các đại biểu cùng giơ thông điệp kêu gọi xoá bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái.
Các đại biểu cùng giơ thông điệp kêu gọi xoá bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết Việt Nam đã xây dựng hệ thống liên ngành trong phòng chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái, trong đó lực lượng cán bộ công tác xã hội có vai trò quan trọng. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị định về phát triển đội ngũ công tác xã hội trong đó một trong những vấn đề ưu tiên là giải quyết bạo lực với phụ nữ và trẻ em.

“Chúng tôi khuyến nghị chính quyền các cấp cần có sự phân bổ hợp lý về nguồn lực, nhân lực để các biện pháp can thiệp, phòng ngừa bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái có hiệu quả rõ rệt và bền vững hơn. Những nỗ lực của các chính quyền địa phương, các tổ chức quốc tế sẽ giúp Việt Nam đi đầu, tiên phong về đích các mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có mục tiêu về xoá bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em”, ông Đặng Hoa Nam nói.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhà tình nghĩa có được chuyển nhượng?

Nhà tình nghĩa có được chuyển nhượng?

Bạn đọc hỏi: “Cách đây 12 năm, bác ruột duy nhất của tôi (không lấy vợ) được chính quyền địa phương xây nhà tình nghĩa trên đất của ông. Nay ông mất, gia đình tôi ở xa nên không thể trông coi. Vậy ngôi nhà trên có được phép bán và điều kiện để giao dịch là thế nào?"

Thành phố Lào Cai tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng ngày Dân số Việt Nam (26/12)

Thành phố Lào Cai tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng ngày Dân số Việt Nam (26/12)

Ngày 20/12, Trung tâm Y tế thành phố Lào Cai tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác dân số - truyền thông và giáo dục sức khỏe năm 2024, hưởng ứng tháng hành động Quốc gia về dân số và ngày Dân số Việt Nam (26/12) với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc”.

Thi công 5.537 ngôi nhà diện được Nhà nước hỗ trợ

Thi công 5.537 ngôi nhà diện được Nhà nước hỗ trợ

Tính đến ngày 20/12, toàn tỉnh đã có 5.537/7.719 ngôi nhà khởi công xây dựng mới, sửa chữa theo diện được Nhà nước hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, hộ bị ảnh hưởng thiên tai, đạt 71% so với Kế hoạch của UBND tỉnh giao ngày 19/12/2024 và tương đương 94% so với Kế hoạch UBND tỉnh giao ngày 27/9/2024.

Trả lại 100 triệu đồng cho người đánh rơi

Trả lại 100 triệu đồng cho người đánh rơi

Em Ma Thị Hường trú tại thôn Bản Cuông 1, xã Xuân Hòa và em Triệu Thị Thu trú tại thôn Sài 2, xã Lương Sơn (Bảo Yên) cùng sinh năm 2006, nhặt được 100 triệu đồng đã trả lại cho người bị mất. Hành động đẹp của các em đã lan tỏa những việc làm tốt trong cộng đồng và xã hội.

fb yt zl tw