Vì sao Bộ Nội vụ đề xuất tăng biên chế cán bộ, công chức cấp xã?

Bộ Nội vụ đề xuất tăng thêm tăng thêm 7.418 biên chế cán bộ, công chức cấp xã và 7.418 người hoạt động không chuyên trách.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà: Nghị định quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách là một nội dung đột phá. Theo đó, sẽ tăng thêm biên chế đối với cấp xã, nên phải báo cáo Bộ Chính trị để bổ sung số biên chế này.

Vì sao Bộ Nội vụ đề xuất tăng biên chế cán bộ, công chức cấp xã? - Ảnh 1.

Phân bổ cán bộ, công chức cấp xã theo phân loại đơn vị hành chính

Việc phân bổ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay được được bố trí theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã.

Từ năm 2010 đến ngày 25/6/2019 (theo Nghị định số 92/2009), số lượng cán bộ, công chức cấp xã loại I không quá 25 người; loại II không quá 23 người; loại III không quá 21 người.

Thực hiện Nghị quyết 18 Trung ương 6 Khóa XII về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 34/2019/NĐ-CP. Theo đó, từ ngày 25/6/2019, số lượng cán bộ, công chức ở cấp xã giảm xuống 2 người: Loại I không quá 23 người; loại II không quá 21 người; loại III không quá 19 người.

Số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã cũng giảm tương ứng loại I từ không quá 22 người xuống 14 người; loại II không quá 20 người xuống còn 12 người; loại III không quá 19 người cuống còn tối đa 10 người.

Những xã có quy mô dân số lớn, áp lực công việc rất cao và nhiều khó khăn

Thời gian gần đây, khi thực hiện chủ trương bố trí công an chính quy về xã nên các xã tiếp tục giảm thêm 1 biên chế chức danh trưởng công an xã.

Dẫn số liệu từ Bộ Nội vụ, Vietnamnet.vn cho biết, sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, cả nước có 10.599 đơn vị hành chính cấp xã với tổng số 212.606 cán bộ, công chức (bình quân 20,6 người/xã). Con số này so với năm 2015 giảm 20.833 người (tương ứng giảm khoảng 9%).

Thực tiễn thời gian qua đã phát sinh nhiều điều bất hợp lý, đặc biệt là yêu cầu sắp xếp đơn vị hành chính cấp, địa bàn cấp xã sau sáp nhập rộng, dân số tăng; cùng với đó là ở các đô thị dân số cơ học tăng nhanh dẫn đến khối lượng công việc ở nhiều đơn vị hành chính cấp xã tăng lên, tạo áp lực lớn đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Với số lượng cán bộ, công chức cấp xã các nơi gần như chỉ chênh nhau vài người nhưng quy mô dân số giữa các đơn vị hành chính cấp xã lại chênh lệch quá lớn.

Điển hình như phường Long Bình thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) có dân số cao trên 130.500 người; phường Sông Đà, thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên) có dân số thấp nhất là 1.008 người. Hay một xã của huyện Bình Chánh (TP.HCM) có dân số gần 130.000 người, còn một xã của tỉnh Lạng Sơn có dân số 400 người.

Vì vậy, đối với đơn vị hành chính cấp xã có quy mô dân số lớn, áp lực công việc rất cao và nhiều khó khăn.

Vì sao Bộ Nội vụ đề xuất tăng biên chế cán bộ, công chức cấp xã? - Ảnh 2.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: “Có những cái chúng ta phải có tư duy ngược lại một chút và sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền”.

Đề xuất tăng cán bộ, công chức cấp xã theo quy mô dân số

Tổng hợp từ kiến nghị của địa phương và của cử tri cả nước trong 3 năm gần đây gửi đến Bộ Nội vụ, nhiều ý kiến đề nghị tăng số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo quy mô dân số; bổ sung chức danh công chức Văn phòng Đảng ủy, chức danh Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra...

Để gỡ vướng cho câu chuyện này, Bộ Nội vụ đề xuất nhiều cơ chế chính sách táo bạo trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Trên cơ sở giữ nguyên quy định số cán bộ, công chức theo phân loại đơn vị hành chính như hiện hành, Bộ Nội vụ đề nghị bổ sung quy định tăng thêm số lượng công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tại những đơn vị có dân số đông.

Cụ thể, với phường thuộc quận: Cứ tăng thêm đủ 5.000 người được tính thêm 1 công chức. Phường thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: Cứ tăng thêm đủ 3.500 người được tính thêm 1 công chức.

Phường thuộc thị xã và xã miền núi, vùng cao: Cứ tăng thêm đủ 2.500 người được tính thêm 1 công chức. Thị trấn và xã đồng bằng: Cứ tăng thêm đủ 4.000 người được tính thêm 1 công chức. Xã và thị trấn ở hải đảo: Cứ tăng thêm đủ 1.600 người được tính thêm 1 công chức. Phường ở hải đảo: Cứ tăng thêm đủ 1.400 người được tính thêm 1 công chức.

Số người hoạt động không chuyên trách cũng tăng tương ứng với số cán bộ, công chức. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm theo dân số không khống chế tối đa nhưng không vượt quá tổng số của cả tỉnh.

Theo tính toán của Bộ Nội vụ, với các quy định trên, cần tăng thêm 7.418 cán bộ, công chức cấp xã và 7.418 người hoạt động không chuyên trách.

Trong lúc cả nước đang thực hiện tinh giản biên chế nhưng Bộ Nội vụ vẫn mạnh dạn đề xuất tăng biên chế cho cấp xã để giải quyết bài toán thực tiễn đặt ra.

Cũng chính vì thế mà Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã rất quyết liệt rằng: “Có những cái chúng ta phải có tư duy ngược lại một chút và sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền”.

Đây cũng là nội dung nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các tỉnh thành trong cả nước tại 3 hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo nghị định ở 3 miền: Bắc, Trung, Nam vừa qua.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, nội dung này sẽ được đưa ra xin ý kiến Chính phủ. Sau khi được Chính phủ đồng ý, các đề xuất này sẽ được trình lên xin ý kiến Bộ Chính trị.

Dự thảo Nghị định quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố (thay thế các Nghị định số 114/2003/NĐ-CP, Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, Nghị định số 112/2011/NĐ-CP và Nghị định số 34/2019/NĐ-CP), gồm 04 Chương và 40 điều.

Dự thảo đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung về quy định chức danh, số lượng, tiêu chuẩn (khung năng lực) và nhiệm vụ cụ thể (bản mô tả công việc) của từng chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, về chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, chế độ hỗ trợ đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố, phụ cấp kiêm nhiệm,...

Nghị định quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách là một nội dung đột phá. Theo đó, sẽ tăng thêm biên chế đối với cấp xã, nên phải báo cáo Bộ Chính trị để bổ sung số biên chế này.

Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội nhất trí giám sát tối cao kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở xã hội trong năm 2024

Quốc hội nhất trí giám sát tối cao kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở xã hội trong năm 2024

Năm 2024, Quốc hội sẽ giám sát tối cao chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia, cùng chuyên đề về kinh doanh bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Chủ tịch Quốc hội: Phiên chất vấn, trả lời chất vấn rõ trách nhiệm, rõ giải pháp

Chủ tịch Quốc hội: Phiên chất vấn, trả lời chất vấn rõ trách nhiệm, rõ giải pháp

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã kết thúc tốt đẹp theo tinh thần rõ trách nhiệm, rõ giải pháp; nhưng có thành công tốt đẹp hay không còn phụ thuộc vào kết quả thực hiện các cam kết, lời hứa của Chính phủ, các thành viên Chính phủ.

Quốc hội tiếp tục chất vấn lĩnh vực GTVT và thảo luận cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh

Quốc hội tiếp tục chất vấn lĩnh vực GTVT và thảo luận cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh

Sáng 8/6, Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực giao thông - vận tải. Trong phiên thảo luận ở hội trường buổi chiều, Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Quyết liệt khắc phục tồn tại, hạn chế trong phát triển khoa học công nghệ

Quyết liệt khắc phục tồn tại, hạn chế trong phát triển khoa học công nghệ

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, qua phiên chất vấn về lĩnh vực khoa học và công nghệ tại Kỳ họp thứ 5, Chính phủ, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ và các Bộ trưởng có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này.

Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy

Bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy

Hội thảo là dịp để các tướng lĩnh, sĩ quan cấp cao, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận, thống nhất nhận thức về tính cấp bách trong việc tham mưu với Đảng đề ra và xác định chính xác tầm nhìn mới, tư duy mới, nhận thức mới về bảo vệ Tổ quốc trong nghị quyết mới trình Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII.

fb yt zl tw