Vi phạm nồng độ cồn, bị tước giấy phép, vẫn lái xe máy có thể dính án phạt

Vi phạm nồng độ cồn sẽ bị tước giấy phép lái xe. Trong thời hạn bị tước, nếu cố tình tham gia giao thông, người vi phạm và người cho mượn xe đều có thể dính rắc rối pháp lý.

Lực lượng chức năng kiểm tra nồng độ cồn.

Tất cả mức độ vi phạm nồng độ cồn sẽ bị thu hồi giấy phép lái xe. Về nguyên tắc trong thời gian bị thu hồi, người vi phạm không được điều khiển xe.

Khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc điều khiển xe trong thời hạn tước giấy phép lái xe như sau: Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề...

Mức phạt lỗi không có bằng lái xe với xe máy như sau:

Người điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe môtô mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.

Người điều khiển xe môtô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe môtô ba bánh mà không có bằng lái xe thì bị phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

(Điểm a khoản 5, điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 800 nghìn đồng đến 2 triệu đồng đối với cá nhân, từ 1,6 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô thực hiện một trong các hành vi vi phạm giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng).

Như vậy, khi bị xử lý lỗi vi phạm nồng độ cồn, người này sẽ bị thu hồi giấy phép lái xe. Trong thời gian bị tước giấy phép lái xe, người vi phạm không được điều khiển xe.

Nếu cố tình mượn xe máy khác để đi, người vi phạm sẽ bị phạt như lỗi không có giấy phép lái xe (tương đương đến từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng với xe dưới 175 cm3; 4 triệu đến 5 triệu đồng với xe trên 175 cm3.

Không những vậy, người cho mượn xe có thể bị phạt đến 1,6 triệu đồng.

Theo báo Lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công an tỉnh bắt giữ 307 đối tượng trong đợt cao điểm đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy

Công an tỉnh bắt giữ 307 đối tượng trong đợt cao điểm đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy

Thực hiện giai đoạn 1 của đợt cao điểm tổng điều tra, rà soát, xác minh và tập trung đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh, từ ngày 1/9 đến 15/11, Công an tỉnh Lào Cai đã tiến hành điều tra, xử lý 190 vụ án, chuyên án về ma túy, bắt giữ 307 đối tượng.

Xây dựng văn hóa giao thông từ cơ sở

Xây dựng văn hóa giao thông từ cơ sở

Văn hóa giao thông là một khái niệm đang ngày càng được nhắc tới nhiều hơn. Việc hình thành văn hóa khi tham gia giao thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao ý thức của mỗi người tự giác chấp hành tốt các quy tắc đảm bảo an toàn giao thông. 

Trò lừa mời vay vốn online của ''nhân viên ngân hàng''

Trò lừa mời vay vốn online của ''nhân viên ngân hàng''

Hiện tượng giả danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo cho vay tiền online ngày càng trở nên phổ biến và phức tạp. Các đối tượng lừa đảo thường tự xưng là nhân viên ngân hàng đăng các bài viết quảng cáo cho vay tiền online với lãi suất thấp, không cần thế chấp, không thẩm định, cam kết giải ngân nhanh.

Hơn 600 giáo viên và học sinh huyện Bảo Yên được hướng dẫn tham gia giao thông đường sắt an toàn

Hơn 600 giáo viên và học sinh huyện Bảo Yên được hướng dẫn tham gia giao thông đường sắt an toàn

Sáng 12/11, Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và huyện Bảo Yên tổ chức tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông đường sắt và hướng dẫn quy tắc tham gia giao thông đường sắt cho hơn 600 học sinh và cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học số 1 xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên.

fbytzltw