Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức bốn phiên họp trong quý III

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo về dự kiến các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quý III/2023. Dự kiến trong Quý III/2023 (từ tháng 7 đến tháng 9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức ba phiên họp thường kỳ và một phiên họp chuyên đề pháp luật.

Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Cụ thể, phiên họp thứ 24 dự kiến từ ngày 12/7 đến 14/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về tổng kết kỳ họp thứ 5 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6 của Quốc hội; cho ý kiến về dự án Luật Ðường bộ; dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 và một số nội dung khác.

Phiên họp thứ 25 dự kiến diễn ra trong 6,5 ngày và được tổ chức thành hai đợt. Trong đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp chuyên đề về công tác giám sát, dự kiến diễn ra từ ngày 9/8 đến 11/8. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; trong đó có nội dung nghe báo cáo về kết quả giám sát bước đầu chuyên đề giám sát của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

Tổng Thư ký Quốc hội cũng cho biết: Phiên họp thứ 26 dự kiến diễn ra từ ngày 11/9 đến 14/9; phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2023, dự kiến diễn ra từ ngày 19/9 đến sáng 22/9.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw