Ứng dụng các công cụ và chỉ số đo lường thực hiện kinh tế tuần hoàn

Tại Việt Nam, khái niệm kinh tế tuần hoàn được cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 và trong Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 

Phát triển Khu công nghiệp sinh thái là động lực thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn
Phát triển Khu công nghiệp sinh thái là động lực thúc đẩy Kinh tế tuần hoàn

Điều 142 Luật Bảo vệ môi trường quy định cụ thể các chỉ tiêu xác định kinh tế tuần hoàn bao gồm: năng suất tài nguyên; giảm thiểu việc tiêu thụ nhiên liệu, đặc biệt là nhiên liệu hóa thạch; kéo dài vòng đời sản phẩm; giảm phát thải, rác thải ra môi trường và không gây tác động xấu đến môi trường. Nghị định số 08/2022/NĐ-CP giao Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, ban hành khung hướng dẫn áp dụng, đánh giá việc thực hiện kinh tế tuần hoàn.

Kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho thấy việc áp dụng các công cụ, chỉ tiêu đo lường, đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn đã được triển khai ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia tiên phong thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn như Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, Trung Quốc…Năm 2012 Cộng hòa Liên bang Đức đã ban hành Luật Kinh tế tuần hoàn thay thế cho Luật Quản lý chất thải và Chu trình khép kín. Luật đã phát triển một hệ thống kế hoạch hoàn chỉnh, thiết lập mục tiêu thực hiện kinh tế tuần hoàn theo lộ trình rõ ràng, gắn liền với đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội cụ thể của từng bang. Cục Thống kê Liên bang xây dựng các chỉ số khác nhau cho kinh tế tuần hoàn như hiệu suất sử dụng nguyên liệu thô, tiêu thụ nguyên liệu thô, khối lượng chất thải và tái chế.

Nhật Bản đã phát triển bộ chỉ số kinh tế tuần hoàn gồm 4 chỉ số chính cùng với hơn 40 chỉ số phụ và các chỉ số bổ trợ. Các chỉ số này được xây dựng dựa trên mô hình dòng vật chất để đánh giá tiến trình tuần hoàn của nền kinh tế theo các phạm vi, cấp độ khác nhau. Hệ thống Chỉ số Đánh giá về phát triển kinh tế tuần hoàn của Trung Quốc được ban hành lần đầu tiên vào năm 2007, sửa đổi năm 2017, bao gồm các chỉ tiêu toàn diện như năng suất tài nguyên chính; tỷ lệ tái chế tài nguyên thứ cấp tương ứng với một loạt các chỉ tiêu cụ thể.

Việt Nam đã có chính sách nhằm xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chí về kinh tế tuần hoàn theo hướng chú trọng khía cạnh kinh tế, gia tăng lợi ích kinh tế…Cụ thể tại Khoản 1 Điều 138 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, hướng đến tập trung về sử dụng tài nguyên hiệu quả, kéo dài vòng đời sản phẩm và hạn chế phát sinh chất thải…Trong đó có xét đến các cấp độ và nhu cầu đo lường đánh giá chỉ số của kinh tế tuần hoàn bao gồm cấp vĩ mô, cấp vi mô, cấp sản phẩm,…thông qua các chỉ tiêu về việc sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm và phát triển năng lượng tái tạo…Tuy nhiên, việc xây dựng các chỉ số kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam còn gặp nhiều vướng mắc do thiếu hệ thống pháp lý cụ thể; chưa đủ các công cụ đáp ứng và phương pháp chuẩn hóa quá trình thu thập quản lý, đo lường dữ liệu đánh giá các chỉ số…

Vì vậy theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường, xây dựng khung giám sát, các chỉ số đo lường có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kinh tế tuần hoàn trên phạm vi cả nước. Các công cụ, chỉ số nhằm theo dõi, đánh giá quá trình, tiến độ và hiệu quả của các hoạt động áp dụng kinh tế tuần hoàn đáp ứng mục tiêu giảm khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo, tài nguyên nước; tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu, vật liệu; tiết kiệm năng lượng; đồng thời kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, các linh kiện, cấu kiện; hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Đây là cơ sở để các bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kinh tế tuần hoàn phù hợp chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, địa bàn quản lý.

Tiến sĩ Lại Văn Mạnh, Trưởng Ban Kinh tế Tài nguyên và Môi trường (Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường) đề xuất phát triển tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các hoạt động về kinh tế tuần hoàn với phương châm đảm bảo tính thống nhất, dễ dàng áp dụng; xây dựng bộ công cụ hỗ trợ và dùng chung. Cùng với đó, tổ chức các khóa đào tạo cho doanh nghiệp, nhà quản lý và triển khai các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về lợi ích và cách thức triển khai kinh tế tuần hoàn cũng như thực hiện đánh giá, đo lường các chỉ số liên quan; lồng ghép, tích hợp các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn vào các chiến lược phát triển quốc gia và ngành, đảm bảo tính bền vững và dài hạn.

Để kinh tế tuần hoàn đạt mục tiêu cần cộng đồng chung tay, thay đổi từ nhận thức đến hành vi. Đây là quá trình đòi hỏi cả hệ thống cải cách đồng bộ từ chính sách hỗ trợ, công nghệ, tài chính và năng lực vận hành.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng năm 2024 ước đạt hơn 1,14 triệu tỷ đồng, bằng 117,9% so cùng kỳ

Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng năm 2024 ước đạt hơn 1,14 triệu tỷ đồng, bằng 117,9% so cùng kỳ

Tổng cục Thuế cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước tháng 8/2024 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 94.200 tỷ đồng, đạt 6,3% so với dự toán, bằng 109,9% so với cùng kỳ. Lũy kế 8 tháng  năm 2024, tổng thu ước đạt 1.146.828 tỷ đồng, bằng 77,2% so với dự toán pháp lệnh, bằng 117,9% so cùng kỳ.

Si Ma Cai quyết tâm xóa nhà tạm

Si Ma Cai quyết tâm xóa nhà tạm

Mục tiêu của huyện Si Ma Cai đến tháng 8/2025 hoàn thành 100% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024 - 2025. Riêng năm 2024, huyện phấn đấu hoàn thành 502 căn nhà, chiếm 80% mục tiêu của cả giai đoạn.

Thêm 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, số tiền ủng hộ Lào Cai khắc phục lụt bão vượt con số 50 tỷ đồng

Thêm 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, số tiền ủng hộ Lào Cai khắc phục lụt bão vượt con số 50 tỷ đồng

Sáng 14/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận 3 tỷ đồng ủng hộ từ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, với số tiền này, số tiền các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ đồng bào tỉnh Lào Cai (tính theo kênh MTTQ tỉnh) khắc phục hậu quả mưa lũ đã vượt qua con số 50 tỷ đồng.

Xử nghiêm việc lợi dụng thiên tai để tăng giá hàng hóa nhằm trục lợi

Xử nghiêm việc lợi dụng thiên tai để tăng giá hàng hóa nhằm trục lợi

Trong công điện gửi các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 13/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan, đơn vị giám sát thị trường hàng hóa tại các chợ đầu mối, trung tâm mua sắm, siêu thị, không để xảy ra tình trạng tạo khan hiếm, đầu cơ nâng giá; đồng thời xử nghiêm hành vi lợi dụng thiên tai để tăng giá bất hợp lý.

Bộ Tài chính: Nhanh chóng ổn định giá cả trong thời gian khắc phục hậu quả bão số 3

Bộ Tài chính: Nhanh chóng ổn định giá cả trong thời gian khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 12/9, trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết: Qua nắm bắt sơ bộ tình hình tại một số địa bàn các tỉnh một số thời điểm đã xuất hiện việc khan hiếm một số mặt hàng như rau, củ quả, thực phẩm, nước uống... dẫn đến tăng giá cục bộ tại một số địa bàn.

Ước tính chi trả bồi thường bảo hiểm ban đầu do bão Yagi gây ra là 7.000 tỷ đồng

Ước tính chi trả bồi thường bảo hiểm ban đầu do bão Yagi gây ra là 7.000 tỷ đồng

Theo thông tin Bộ Tài chính, đến 17 giờ ngày 12/9, các doanh nghiệp đã tiếp nhận thông tin hơn 9.000 số vụ thiệt hại về tài sản và xe cơ giới; ghi nhận 14 trường hợp tử vong, 18 vụ thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe. Tổng số tiền chi trả thiệt hại về con người và tài sản ước tính khoảng 7.000 tỷ đồng.

Nỗ lực cấp điện trở lại cho khách hàng

Công ty Điện lực Lào Cai: Nỗ lực cấp điện trở lại cho khách hàng

Trong những ngày qua, mưa lũ đã gây ra nhiều tổn thất về người và tài sản trên địa bàn tỉnh, trong đó hệ thống điện cũng chịu thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, với tinh thần vượt khó, cán bộ, công nhân viên Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đang ngày đêm nỗ lực nhằm khôi phục cấp điện trở lại cho khách hàng.

fbytzltw