Từng bước xóa bỏ định kiến về giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những buổi sinh hoạt định kỳ được tổ chức ở các cộng đồng dân cư với nội dung sinh hoạt phong phú, gần gũi đã từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến về giới trong đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để phụ nữ được tham gia nhiều hơn vào các công việc xã hội.

Tranh thủ những ngày nắng, chị Giàng Thị Dung (tổ dân phố Sín Chải, thị trấn Si Ma Cai) tất tả chạy máy tách hạt ngô rồi phơi cho kịp khô. Những vất vả, mệt nhọc của chị bỗng tan biến khi nhận được cuộc điện thoại hỏi thăm tình hình con cái, nhà cửa và dặn dò của người chồng đang làm công nhân tại Hải Phòng.

baolaocai_pnsi (3).JPG
Chị Hoàng Thị Dín, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Si Ma Cai thăm hỏi phụ nữ trên địa bàn.

Chị Dung cho biết mấy năm trước hai vợ chồng đi làm thuê bên kia biên giới, dành dụm được ít tiền xây căn nhà này. Sau đó, việc đi lại qua biên giới khó khăn, ruộng đất không có nhiều nên hai vợ chồng bàn nhau là chồng đi làm thuê còn vợ ở nhà chăm lo con cái. Được sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Si Ma Cai, gia đình chị cũng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng chính sách để mua thêm 5 con bò về nuôi.

Tiền làm công nhân của chồng tiết kiệm gửi về cộng với sự xoay xở của chị Dung đã giúp gia đình có điều kiện chăm lo cho con cái học hành, lại không phải đối diện những nỗi bất an như trước đây khi làm thuê bên kia biên giới.

Người phụ nữ Mông ấy vẫn giữ nết tần tảo, chịu khó nhưng đã biết chủ động trao đổi với chồng những công việc chung trong gia đình để cùng nhau gây dựng cuộc sống tốt hơn cho thế hệ sau này.

Chị Hoàng Thị Dín, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Si Ma Cai chia sẻ: Đây là thay đổi đáng kể bởi trước đây phụ nữ chỉ biết làm việc quần quần suốt ngày, đàn ông tự quyết định mọi việc theo ý mình.

Ở tổ dân phố Gia Khâu, chúng tôi lại được nghe ở gia đình chị Thào Thị D. một câu chuyện khác. Chị D. kể mỗi lần người chồng uống rượu say xỉn lại mắng chửi thậm tệ mấy mẹ con, ấy vậy mà bản thân chỉ biết ngồi im nghe. Căn nhà truyền thống của người Mông với bốn bức tường đất trở thành nơi giam hãm cuộc sống gia đình đầy ngột ngạt, tăm tối.

Nhưng đó đã là chuyện của ngày hôm qua, bây giờ chồng chị đã thay đổi nhiều. Anh chăm chỉ trồng ngô, nuôi bò, cùng vợ lo cho con cái học hành, gia đình rộn rã tiếng cười. Chị D. cho biết những thay đổi ấy bắt đầu đến từ những lần hai vợ chồng đi tham gia các buổi sinh hoạt của Tổ truyền thông xóa bỏ định kiến về giới do Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Si Ma Cai tổ chức.

baolaocai_pnsi (2).JPG
Tập huấn nâng cao nhận thức về bình đẳng giới do UBND huyện Si Ma Cai tổ chức.

Thực hiện dự án 8 về "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thị trấn Si Ma Cai có 4 tổ dân phố được thụ hưởng là Sín Chải, Gia Khâu, Nà Cảng, Nà Cáng. Đây là 4 tổ dân phố giáp biên giới, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, kinh tế của bà con những khu vực này không khác là bao so với các thôn ở các xã lân cận. Chính những khó khăn đó càng làm cho những các định kiến và khuôn mẫu giới ăn sâu, bám rễ trong đời sống đồng bào.

Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn đã thành lập các Tổ tuyên truyền, vận động thay đổi nếp nghĩ, cách làm góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em. Sau khi thành lập, các tổ duy trì các cuộc sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần. Những câu chuyện của các gia đình chia sẻ tại đây được các thành viên trong tổ lắng nghe, tư vấn, giúp phụ nữ tự tin, mạnh dạn hơn trong việc phát huy vai trò của bản thân trong gia đình, cộng đồng.

baolaocai_pnsi (1).JPG
Xóa bỏ định kiến về giới góp phần đổi thay cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Bà Giàng Lệ Nam, Phó Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Si Ma Cai cho biết trong cộng đồng dân tộc Mông có những định kiến về giới không biết tồn tại từ bao giờ khiến phụ nữ rất thiệt thòi. Ví dụ như phải có con trai để thừa kế tài sản, áp lực lao động đè nặng lên vai, ngại tranh chấp đất đai nên khi chồng mất thì đi lấy chồng khác mà không hiểu quyền lợi của bản thân được pháp luật bảo vệ... Những vấn đề rút ra từ thực tiễn này sẽ được lồng ghép vào bài giảng trong các buổi tập huấn để truyền đạt đến các thành viên tổ truyền thông, sau đó thiết kế các nội dung sinh hoạt tại cộng đồng dân cư. Trước hết là phải làm cho người phụ nữ biết tự bảo vệ mình.

Chị Hoàng Thị Dín, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Si Ma Cai cho biết, để thay đổi những định kiến trong cộng đồng dân cư và từng gia đình thì phải kiên trì và mất nhiều thời gian hơn nữa nhưng những kết quả bước đầu đã cho thấy các tổ truyền thông đang đi đúng hướng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

fbytzltw