Túc Đán không còn hộ phải di dời khẩn cấp

Để giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra, những năm qua, cùng với tuyên truyền để nhân dân nâng cao cảnh giác với mọi diễn biến thời tiết, xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu đã tích cực di dời các hộ dân ở vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, ngành cùng tinh thần sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau trong nhân dân đã giúp cấp ủy, chính quyền xã Túc Đán triển khai hiệu quả việc di dời các hộ dân có nguy cơ bị ảnh hưởng của thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ra khỏi khu vực nguy hiểm. Theo đó, đến năm 2020, toàn xã chỉ còn 1 hộ ở thôn Làng Linh thuộc diện cần phải di dời khẩn cấp và đã được di dời ngay. Nhờ đó, Túc Đán cơ bản không còn hộ nằm trong vùng nguy hiểm. 
Ông Vàng A Giàng - Chủ tịch UBND xã cho biết: "Xác định các hộ ở trong vùng nguy hiểm là nguy cơ mất an toàn về người, tài sản cao nhất nên việc di dời đã được xã ưu tiên hàng đầu. Để việc di dời đạt hiệu quả cao, xã đã căn cứ vào thực tế, chủ động tìm kiếm vị trí đất ở mới cho nhân dân. Ngoài hỗ trợ của Nhà nước, xã huy động các đoàn thể cùng vào cuộc và sự giúp đỡ công sức của nhân dân nên các hộ trong diện di dời được thực hiện thuận lợi và từ năm 2016 đến nay đã di dời được 8 hộ ”. 
Là một trong số các hộ mới được di dời ra khỏi vùng nguy hiểm, bà Mùa Thị Mỷ, thôn Làng Linh phấn khởi: "Trước đây, gia đình tôi ở nơi có nguy cơ sạt lở đất nên mỗi khi trời mưa to, nhất là dịp tháng 7, tháng 8 mưa kéo dài nhiều ngày là cả nhà mất ăn, mất ngủ. Từ khi di dời đến nơi an toàn, tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng tôi không còn phải thấp thỏm lo âu mỗi khi trời mưa và yên tâm lao động sản xuất”.
Được biết, năm 2020, trên địa bàn xảy ra 9 đợt thiên tai đã làm 1 người chết do qua suối bị nước cuốn trôi; 194 nhà dân bị tốc mái với 4.404 tấm lợp bị hư hỏng do gió lốc; thiệt hại 6 con trâu; trên 4 ha lúa nước; sạt lở 4 điểm với hơn 340 m3 đất đá trên các trục đường liên thôn... và tổng giá trị thiệt hại ước tính trên 365 triệu đồng. 
Song, với tinh thần chủ động, sẵn sàng, ngay sau khi thiên tai xảy ra, xã đã kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo UBND huyện cũng như làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ tu sửa nhà cho các hộ dân bị ảnh hưởng, sửa chữa các công trình, cầu đường bị sạt lở, hư hỏng do thiên tai để nhân dân sớm ổn định lại cuộc sống. 
 Với phương châm chủ động phòng ngừa là chính, năm 2021, để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản trong mùa mưa lũ, cùng với làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành, xã Túc Đán còn lồng ghép trong các hoạt động tuyên truyền để nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức, không đi lại trong vùng nguy hiểm khi đã có cảnh báo mưa lũ; chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện theo phương châm "4 tại chỗ”; theo dõi, nắm chắc tình hình thời tiết, khí hậu để thông tin cho nhân dân chủ động ứng phó. 
Rà soát các vị trí xung yếu, có nguy cơ sạt lở, lũ quét để cảnh báo nhân dân; tuyên truyền mọi người dân trong mùa mưa bão không ngủ lại qua đêm tại các lán nương, ruộng; không nên ra khỏi nhà khi trời đang mưa; không đi xúc cá, không vớt củi, không cố vượt qua suối khi đang lũ... Bên cạnh đó, xã tuyên truyền nhân dân chủ động gia cố, kè ta luy, chằng chống nhà cửa, chuồng trại tăng sức chống chịu mưa, lũ, gió lốc.
Ngoài ra, xã cũng chủ động kết nối với các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tìm nguồn đầu tư xây dựng cầu, cống, nâng cấp đường liên thôn để nhân dân đi lại thuận lợi, an toàn. Cấp thiết là những cây cầu, cống qua suối ở các thôn: Làng Linh, cống Pá Khoang, cầu thôn Tống Ngoài đi thôn Tống Trong... và hiện tại các vị trí trên đều đã được xây dựng cầu và cống đảm bảo. 
Ông Lầu A Súa, thôn Làng Linh tâm sự: "Trước đây chúng tôi đưa con đi học, đi ra ngoài xã đều phải lội suối, mất an toàn, nhất là khi có việc phải đi vào ban đêm và khi trời mưa. Hiện nay, nhờ có Nhà nước, các nhà hảo tâm giúp đỡ đã làm được cầu, đường bê tông giúp nhân dân đi lại thuận lợi và ai cũng phấn khởi, tích cực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống”.
Châu Á

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đường hoa nông thôn mới ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên.

80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) Chỉ số hạnh phúc – đặc sắc Yên Bái

Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trong đó đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng.
Ngập lụt trên địa bàn huyện Văn Yên trong cơn bão số 3 (YAGI) năm 2024.

Văn Yên chủ động ứng phó với thiên tai

Trước sự biến đổi ngày càng cực đoan của thời tiết và khí hậu, đặc biệt là mưa lũ, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, phát huy phương châm “4 tại chỗ”, từng bước nâng cao năng lực ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Một tuyến đường nông thôn xanh - sạch - đẹp ở xã Mai Sơn.

Lục Yên sáng, đẹp đường điện, đường hoa

Ở huyện Lục Yên, những con đường hoa rực rỡ sắc màu, những tuyến đường điện chiếu sáng thâu đêm không chỉ làm bừng sáng làng quê mà còn thắp lên niềm tin, sự đồng thuận, thể hiện rõ vai trò trung tâm của người dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhân dân xã Thành Thịnh (Trấn Yên) thu hoạch lúa xuân.

Thành Thịnh chủ động phòng ngập lũ

Trước mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp, với sự chủ động tuyên truyền, vận động, cụ thể, thiết thực theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, tính đến trung tuần tháng 5, nhân dân xã Thành Thịnh đã gặt xong diện tích lúa xuân.
Nhiều hộ dân ở xã Báo Đáp có nguồn thu ổn định nhờ trồng dâu nuôi tằm.

Quyện hòa ý Đảng - lòng dân

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Đảng bộ và nhân dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã kiên trì triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Báo Đáp được công nhận là xã NTM tiêu biểu về chuyển đổi số (CĐS) năm 2023 và đạt đô thị loại V vào tháng 8/2024. Những bước tiến này thể hiện rõ sự đổi thay trong tư duy và hành động không chỉ dừng lại ở đầu tư hạ tầng mà còn chuyển mình toàn diện trong sản xuất, đời sống và văn hóa, hướng đến mục tiêu trở thành “miền quê đáng sống”.
Bão diễn biến theo kịch bản xấu khi đi sâu vào vịnh Bắc Bộ và tăng cấp.

Bão bất ngờ mạnh lên cấp 11, đi vào sâu vịnh Bắc Bộ

Sáng nay, bão số 1 đã mạnh lên cấp 11, giật cấp 14, dự báo đi sâu vào vịnh Bắc Bộ trước khi lên Trung Quốc, có thể gây gió mạnh cấp 9-11, giật cấp 14 ở vịnh Bắc Bộ, biển động dữ dội. Mưa lớn tiếp tục trong ngày hôm nay ở miền Trung, đồng thời mở rộng ra Thanh Hoá và đồng bằng Bắc Bộ.
Dự báo mới nhất về đường đi và vùng ảnh hưởng của bão số 1.

Bão tăng cấp, đi vào vịnh Bắc Bộ

Những nhận định mới nhất cho thấy, bão số 1 sẽ đi vào khu vực phía đông vịnh Bắc Bộ trước khi tiến lên bán đảo Lôi Châu vào đất liền Trung Quốc. Ảnh hưởng của bão với biển ven bờ các tỉnh miền Bắc sẽ lớn hơn, nguy hiểm hơn. Hôm nay, Miền Trung và Bắc Tây Nguyên tiếp tục mưa rất lớn, vùng mưa mở rộng đến Hà Tĩnh.
Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Sớm xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng

Nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng và hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2012/NĐ-CP theo hướng thị trường hóa có lộ trình, kiểm soát chặt chẽ.

fb yt zl tw