Tự hào hình tượng Tổ quốc trong văn học nghệ thuật hôm nay

Như mạch ngầm cứ xuyên suốt truyền cảm hứng sáng tạo bất tận cho các thế hệ văn nghệ sĩ Thành phố Hồ Chí Minh, NSƯT Lê Thiện cho rằng hình tượng Tổ quốc Việt Nam vẫn là một dòng chảy sôi nổi trong huyết quản người nghệ sĩ.

NSƯT Lê Thiện trong lần giao lưu với các diễn viên trẻ sân khấu kịch, bà đã nhắc những câu thơ bất tử của nhà thơ Chế Lan Viên: "Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt/ Như mẹ cha ta như vợ như chồng/ Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết/ Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông".

NSƯT Lê Thiện trong buổi giao lưu truyền nghề do Ban Lý luận Phê bình Hội Sân khấu TP HCM tổ chức.

Đối với bà, mỗi năm đến ngày Quốc Khánh 2/9, bà nhớ như in ngày được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

NSƯT Lê Thiện.

"Khi đó tôi còn rất trẻ, độ tuổi còn rất sung sức, việc gì khó của Đoàn cải lương Nam Bộ cũng xung phong. Và hình ảnh lá cờ Tổ quốc đã in đậm trong trái tim tôi, đồng thời tình yêu Tổ quốc ngày càng thiêng liêng, rực rỡ. Đối với người làm công tác văn hóa nghệ thuật, tình yêu Tổ quốc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt những trang sử vàng của Tổ quốc, biến thành sức mạnh quật khởi để sáng tạo những vai diễn hay, những tác phẩm sân khấu khẳng định ý chí tự chủ, tự cường, không chịu khuất phục trước bất cứ kẻ xâm lược nào" - NSƯT Lê Thiện nói.

NSƯT Lê Thiện lúc trẻ.

Bà nhắc lại một thời gầy dựng Đoàn cải lương Xung kích Thanh Niên, bà đã giảng dạy, truyền đến các diễn viên trẻ hàng loạt các vai diễn sử Việt, ca ngợi các vị anh hùng của dân tộc như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...và những vai diễn đó cho đến hôm nay vẫn thắm đượm tinh thần của lòng yêu nước, yêu hòa bình, yêu tự do.

NSƯT Lê Thiện.

Bà cho rằng thế hệ sáng tác trẻ của sân khấu cải lương hãy lấy niềm tự hào về những tác phẩm vang danh của Nhà hát Trần Hữu Trang như: "Chim Việt cành Nam", "Hòn đảo thần vệ nữ", "Tình yêu và lời đáp", "Rạng ngọc Côn Sơn", "Nàng Xê Đa", "Thái hậu Dương Vân Nga"…làm kim chỉ nam mà sáng tác kịch bản sử Việt.

Hoặc hãy dựa theo những tác phẩm văn học nổi tiếng đã tạo hình tượng rất đẹp về thế đứng của đất nước tự do, độc lập để sáng tác kịch bản sân khấu như các tác phẩm: "Thăng Long ký" (Nguyễn Khắc Phục), "Hội thề" (Nguyễn Quang Thân), "Tám triều Vua Lý" (Hoàng Quốc Hải)... Mấy năm gần đây có "Phùng Vương", "Ngô Vương" (Phùng Văn Khai), "Trần Quốc Toản", "Trần Khánh Dư" (Lưu Sơn Minh)...

Về phương diện văn học lịch sử, các tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh ("Hồ Quý Ly", "Đội gạo lên chùa"...) không chỉ tái hiện một cách xuất sắc lịch sử mà còn làm sống dậy đời sống văn hóa truyền thống mà ngày nay thế hệ trẻ phải giữ gìn. Các tiểu thuyết: "Thông reo Ngàn Hống", "Nguyễn Du" (Nguyễn Thế Quang) phục dựng các chân dung (Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du) là những mẫu hình văn hóa truyền thống cho thế hệ hôm nay tìm hiểu, học tập.

NSƯT Lê Thiện và NSƯT Quê Trân.

Bà đánh giá cao Sân khấu Hoàng Thái Thanh đã chọn những tác phẩm văn học của Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư để làm cho sàn diễn kịch TP HCM bừng sáng giới thiệu về văn hóa, vẻ đẹp miền sông nước Nam Bộ. Mà theo bà còn nhiều tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư như: "Qua cầu nhớ người", "Cải ơi", "Dòng nhớ" hoặc của Nguyên Hương như: "Tinh thần thượng võ", "Mẹ con đậu đũa"…vẫn có thể sáng tác kịch bản sân khấu và tìm nét riêng cho sàn diễn hôm nay.

Bà phân tích: "Cảm hứng lớn về Tổ quốc đâu cần phải to tát với những trường ca dài hơi hoặc ý tưởng cao siêu, cứ chọn một góc nhìn mang tính nhân văn, sẽ được dư luận đánh giá cao nhờ vào góc nhìn mới mẻ về đất nước quật cường, không sợ bất cứ kẻ thù nào. Với tinh thần chiến sĩ, văn chương trong sáng tác kịch bản sân khấu không chỉ tái hiện cuộc sống hôm nay mà còn làm nổi bật hơn tình người Việt Nam đoàn kết, nhân ái, vị tha, giàu niềm tin trong công cuộc xây dựng đất nước" - bà bày tỏ.

NSƯT Lê Thiện nhấn mạnh rằng, bà tự hào về hình tượng Tổ quốc ấm no, hạnh phúc qua những tác phẩm sân khấu của TP HCM trong thời gian qua, nhưng mong mỏi các tác giả hướng góc tiếp cận này trở nên sinh động hơn để tạo ra sự khác lạ, phù hợp với hướng đi chung của văn học - nghệ thuật các nước trong khu vực trong thời buổi hội nhập và toàn cầu hóa.

Báo Người Lao Động

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Hai nhà giáo 'bắc cầu yêu thương' bằng âm nhạc cho trẻ vùng cao

Đinh Phương Anh, nữ nhạc sĩ hiếm hoi của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, mới đây đã cho ra mắt ca khúc “Bắc cầu yêu thương” đặc biệt dành cho các em nhỏ vùng cao. Ca khúc là những lời yêu thương dành cho chặng đường đi tìm con chữ của các em, dù còn rất nhiều khó khăn gian khổ, nhưng vẫn có sự lạc quan và hướng tới ngày mai tươi sáng.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

fbytzltw