Truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng vì nhận hối lộ 21,5 tỉ đồng

Trong vụ án chuyến bay giải cứu, 54 bị can bị truy tố, trong đó 18 bị can bị truy tố về tội "Nhận hối lộ" với khung hình phạt 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

VKSND Tối cao vừa ban hành bản cáo trạng số 3813/CT-VKSTC-V1 truy tố 54 bị can trong vụ án chuyến bay giải cứu xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố. VKSND Tối cao phân công VKSND TP Hà Nội thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm đối với vụ án này.

Cáo trạng truy tố các bị can thể hiện, khi dịch COVID-19 bùng phát với diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước để phòng chống dịch. Chính phủ giao cho Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác của một số Bộ, ngành và địa phương thực hiện quy trình cấp phép chuyến bay và cho chủ trương cách ly.

Thực hiện chủ trương này, trong quá trình cấp phép các chuyến bay, phê duyệt chủ trương cách ly tại địa phương và giải quyết vụ án, từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2022, 25 cá nhân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhiệm vụ được giao, nhận hối lộ hơn 164 tỉ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại hơn 10 tỉ đồng.

23 cá nhân là đại diện doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỉ đồng; 4 cá nhân môi giới hối lộ hơn 74 tỉ đồng và lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 24 tỉ đồng.

54 bị can trong vụ án lần lượt bị truy tố về các tội “Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Môi giới hộ lộ", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

18 bị can bị truy tố về tội "Nhận hối lộ", theo quy định tại khoản 4, Điều 354 - BLSH với khung hình phạt 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Trong số này, có cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng đã nhận số tiền hối lộ rất lớn.

Ông Dũng có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch tổ chức chuyến bay theo đề xuất của Cục Lãnh sự trước khi xin ý kiến của tổ công tác 5 bộ (Ngoại giao, Y tế, Công an, Giao thông vận tải, Quốc phòng).

Biết được vai trò của ông Tô Anh Dũng, 13 cá nhân đại diện doanh nghiệp đã tìm cách tiếp cận, móc nối, đặt vấn đề để thứ trưởng Bộ Ngoại giao khi đó giải quyết các thủ tục liên quan đến cấp phép "chuyến bay giải cứu" đưa công dân về nước khi xảy ra dịch COVID-19.

Trong các lần gặp nhau đầu tiên, ông Dũng đã đồng ý với các doanh nghiệp về việc sẽ hỗ trợ, chỉ đạo cán bộ cấp dưới tại Cục Lãnh sự làm thủ tục, giúp xin cấp phép bay được cấp phép, tổ chức chuyến bay Combo.

Kết quả điều tra xác định, cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng và đại diện 13 doanh nghiệp không thỏa thuận về số tiền sẽ phải chung chi nhưng cả hai bên đều hiểu việc doanh nghiệp được tham gia tổ chức chuyến bay sẽ có lợi nhuận.

Lần đầu tiên vào tháng 5/2020 tại phòng làm việc của cựu thứ trưởng ở Bộ Ngoại giao, ông Dũng gặp bà Hoàng Diệu Mơ (Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình) và đã giới thiệu công ty của bà Mơ với hãng hàng không Vietnam Airlines để tổ chức chuyến bay combo.

Theo cáo trạng, ông Tô Anh Dũng đã 8 lần nhận hối lộ của bà Hoàng Diệu Mơ tổng số tiền 8,5 tỷ đồng. Trong đó 6 lần ông Dũng nhận tiền tại phòng làm việc và hai lần nhận tiền ở gần cổng trụ sở Bộ Ngoại giao.

29 lần khác, ông Tô Anh Dũng nhận tiền của các doanh nghiệp cũng diễn ra tại phòng làm việc của thứ trưởng, ngoài quán cà phê hoặc nhà hàng.

Đại diện doanh nghiệp sẽ phải chi tiền "cảm ơn" và thực tế ông Dũng đã nhiều lần nhận tiền hối lộ. Tổng cộng ông Dũng bị quy kết nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng của các doanh nghiệp trong vụ "chuyến bay giải cứu".

VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Quyết liệt phòng chống tội phạm trên biên giới

Thực hiện đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (từ ngày 15/5 - 15/6) và đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm về ma tuý trên tuyến biên giới tỉnh Lào Cai hưởng ứng "Tháng hành động phòng, chống ma túy" (từ ngày 1 - 30/6), lực lượng Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã tăng cường, quyết liệt triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm ở khu vực biên giới.

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho chủ cơ sở kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm tại huyện Hoài Đức.

Phòng, chống hàng giả, hàng nhái:Đồng bộ nhiều giải pháp, siết chặt kiểm soát thị trường

Với mục tiêu xác lập môi trường thương mại minh bạch, an toàn, đồng thời duy trì cuộc chiến với hàng giả như một nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, lực lượng quản lý thị trường tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt trên không gian thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Hệ lụy từ buôn bán động vật hoang dã trái phép

Vấn nạn săn bắt, buôn lậu động vật hoang dã đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ sinh thái tự nhiên, tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Bên cạnh một bộ phận nhỏ vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết, phần lớn đối tượng trong lĩnh vực này đều vì lợi nhuận mà nhắm mắt đưa chân, tham gia vào các đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Khởi tố vụ thí sinh dùng camera cúc áo truyền ra ngoài nhờ cứu trợ môn Văn

Ngày 27/6, Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước; Chiếm đoạt bí mật nhà nước”, xảy ra sáng 26/6, trong thời gian thi môn Ngữ Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại Hội đồng thi Trường THPT Thăng Long, thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà.

fb yt zl tw