Trung thu ấm áp cho bệnh nhi vùng lũ

Trung thu năm nay, vầng trăng ở trên trời cao vẫn sáng tròn vành vạnh, nhưng vầng trăng trong lòng nhiều em nhỏ sau thiên tai đã khuyết một phần. Những trận sạt lở đất đã khiến nhiều em nhỏ mang những tổn thương về sức khỏe và tinh thần. Các cấp, các ngành, nhà hảo tâm đã chung tay, mang đến những phần quà ý nghĩa, trở thành nguồn động viên tinh thần ý nghĩa cho các em.  

Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện đang tiếp nhận điều trị cho 10 bệnh nhi là nạn nhân của bão lũ, trong đó có 4 bệnh nhi đang phải điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức. Giữa máy móc, dây truyền dịch, truyền thuốc, tiếng tít tít của máy thở vang đều, các bác sỹ, điều dưỡng đang túc trực ngày đêm theo dõi các chỉ số. Những bệnh nhi nằm trên giường bệnh với những đa chấn thương phức tạp.

z5839603495380_460ee7cc796668d8c7ae315aff1c8c17.jpg
z5839603537307_d357a48629ce829509a90fb8d80d6689.jpg
Cùng với những phần quà, đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng bệnh nhi gấu bông nhân dịp tết Trung thu.

Trong không khí đầy lo lắng của phòng hồi sức, có một điều ấm áp là trên giường bệnh của mỗi em bé đều có món quà trung thu, đặc biệt là gấu bông do đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng.

Em Cư Thị Tuyết Nguyệt, 6 tuổi ở xã Sán Chải, Si Ma Cai bị chấn thương độ IV, tràn máu màng phổi hai bên, gãy xương sườn, đa vết thương phần mềm/hội chứng vùi lấp. Em phải thở oxy, tay cắm kim truyền, dẫu rất mệt mỏi nhưng ánh mắt trong veo luôn hướng đến món đồ chơi mới. Mẹ em đặt gấu bông ngay cạnh để em có thể chạm gương mặt của mình vào, cảm nhận được sự mềm mại từ thứ đồ chơi em luôn yêu thích.

Cùng phòng bệnh còn có anh họ của em là Cư Anh Nguyên, 9 tuổi cũng bị chấn thương độ IV, chấn thương ngực, tràn máu màng phổi hai bên, gãy xương sườn và đa vết thương phần mềm. Các bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đang nỗ lực cứu chữa giành giật sự sống để các em có thể khỏe mạnh, trở về học tập cùng bè bạn.

z5839603518371_e805ddb074e46a137e93f6fe0fe24df4.jpg
Bão lũ khiến mùa tết Trung thu này, nhiều thiếu nhi bị cướp đi sinh mạng, nhiều em phải điều trị trong bệnh viện.

Năm nay, trong dịp tết Trung thu, các em không được sum vầy cùng gia đình, thầy cô, bè bạn; không được rước đèn, ngắm trăng. Một Trung thu buồn bởi những mất mát, đau thương. Bởi vậy, nhằm sẻ chia những mất mát đó, nhiều đơn vị, nhà hảo tâm đã gửi tặng những món quà, mang lại niềm vui nhỏ, giúp các em cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương của cộng đồng xã hội.

z5839636326066_4df1992e807d4d55d8574830d69c1d59.jpg
Những món quà Trung thu mang lại nguồn động viên tinh thần cho bệnh nhi.

Trong túi quà tết Trung thu của các bác, các cô, chú ở Vietcombank Chi nhánh Lào Cai mang đến cho bệnh nhi còn có đèn lồng, đèn ông sao, bánh trung thu… Chiếc đèn ông sao lấp lánh khiến bệnh nhi nào đang điều trị ở Khoa Ngoại chấn thương cũng thích thú.

Trận sạt lở đất kinh hoàng ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh ngày 10/9 đã cuốn em Hoàng Gia Bảo đi, may mắn em sống sót chỉ bị gãy chân và có nhiều vết thương trên cơ thể. Thế nhưng nó đã cướp đi 2 người thân yêu nhất của em là bố, mẹ. Thi thể của bố em Bảo đã được tìm thấy, còn mẹ em - một cán bộ y tế thôn bản nhiệt tình, luôn hết lòng vì dân bản vẫn chưa được tìm thấy. Ngày nào Bảo cũng hỏi: “Bác ơi, tìm thấy mẹ con chưa, mẹ con đã về chưa?”. Câu hỏi ngây thơ của cậu bé 7 tuổi khiến người bác và bạn thân của mẹ em trào nước mắt.

Em Bảo đọc quyển truyện tranh vừa được tặng.

Chân Bảo đã được bó, vết thương trên đầu vẫn còn đau nhiều, một bên mắt của em vẫn còn sưng tím, ngoài ra là những vết xây xước chằng chịt trên gương mặt non nớt và tay, chân em khiến ai nhìn thấy cũng thấy xót xa. Bảo nói với bác cho mình xem những món quà, em ngắm chiếc đèn ông sao lấp lánh và hứng thú nhất với quyển truyện tranh, em cầm truyện say mê đọc, giọng đọc còn khàn và đầy yếu ớt.

z5839695758763_4355c528f628f03a18147a30860a4a11.jpg
Hai em Hà và Sếnh bị chấn thương đầu sau vụ sạt lở đất.

Trận sạt lở đất ở xã Yên Sơn, Bảo Yên cũng đã cướp đi sinh mạng của bố, mẹ hai em Lù Ngân Hà và Lù Seo Sếnh. Hai em bị chấn thương đầu đang được điều trị, chăm sóc tại Khoa Ngoại chấn thương. Chị Vũ Thị Thúy Vân ở bản Liên Hà 4, xã Bảo Hà là người bạn thân thiết của bố mẹ các em đã vào Yên Sơn đón các em ra bệnh viện điều trị và chăm sóc trong suốt thời gian qua. Chị Vân chia sẻ: Tôi chỉ biết quan tâm, yêu thương thật nhiều để bù đắp tổn thương của các con. Anh, chị của các con đi làm nên may mắn thoát nạn, hiện đang ở nhà lo hậu sự cho bố mẹ. Sau khi sức khỏe của các con ổn định, tôi mong muốn được nhận nuôi các cháu, cho ăn học thay cho bố mẹ các con. Tôi rất cảm ơn tấm lòng của những nhà hảo tâm đã quan tâm, chia sẻ với nỗi đau của gia đình.

Năm nay, các địa phương, cơ quan, đoàn thể đã dừng các chương trình đón tết Trung thu. Toàn thể thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Lào Cai đồng lòng khi được ông, bà, bố mẹ giải thích về việc không tổ chức tết Trung thu để chia sẻ với những bạn nhỏ vùng lũ đang phải chịu nhiều đau thương, mất mát. Ngày đầu tiên quay trở lại trường học sau lũ, các em đã mang theo những món quà là chiếc bút, quyển vở, quyển sách, gói bánh, thùng mì, những đồng tiền tiết kiệm... để gửi tặng các bạn.

Mong rằng, với sự chung tay của toàn xã hội, nỗi đau của các em nhỏ kém may mắn sẽ phần nào được xoa dịu, để các em trở về học tập, vui chơi, lớn lên trong tình yêu thương, đón những tết Trung thu bình an, hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Ca phẫu thuật tái tạo lồng ngực bằng Titan ứng dụng công nghệ in 3D đầu tiên ở Đông Nam Á

Tái tạo toàn bộ xương ức và các xương sườn lân cận bằng công nghệ in 3D là một thành tựu mới của các nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City, ghi dấu ấn là bệnh viện đầu tiên tại Đông Nam Á ứng dụng công nghệ in 3D vật liệu Titan cho các bệnh nhân tim phổi phải sử dụng xương nhân tạo.

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương).

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Những ngày này, người dân vùng lũ Lào Cai đang được đón nhận tình cảm, sự sẻ chia của hàng vạn tấm lòng hảo tâm đến ủng hộ giúp đỡ bằng tiền, hàng hóa, nhu yếu phẩm khác. Sự hỗ trợ kịp thời đó rất quan trọng, góp phần giúp người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu, sớm ổn định, bắt tay tái thiết cuộc sống mới. Vậy nhưng xung quanh câu chuyện từ thiện vẫn còn đâu đó đôi điều băn khoăn, trăn trở.

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

Từ ngày 16/9, học sinh lớp 1C, lớp 2C tại Điểm trường Làng Nủ đã chuyển đến ở bán trú và học tập tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên) để đảm bảo an toàn. Nhiều em trở lại lớp với gương mặt vẫn còn hoảng sợ vì trận lũ kinh hoàng đã vĩnh viễn cướp đi sinh mạng của người thân, bạn bè.

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Khi nghe tin dữ từ bản Làng Nủ, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang đã không thể cầm được nước mắt. Những đứa trẻ gặp nạn chỉ bằng tuổi cháu thầy. "Phải làm gì để nguôi ngoai? Thế là nghĩ ra cách có thể làm: Nhận 'nuôi' các cháu còn sống sót, bù đắp cho các con để các con được ấm no và học hành tử tế". Nhưng thầy Khang cũng nhấn mạnh: Đó là một hành trình còn rất lâu dài và sẽ được bắt đầu bằng những việc làm cụ thể nhất.

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

Sau trận mưa lũ lịch sử, cùng với việc nhanh chóng tìm kiếm, cứu nạn những người mất tích, từng bước khắc phục thiên tai, vùng lũ xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực đưa học sinh các thôn đến trường. Đặc biệt, các em học sinh thôn Kho Vàng - nơi chịu nhiều ảnh hưởng cũng đã được đến trường học tập.

Khi nhà văn hóa trở thành nơi ở

Khi nhà văn hóa trở thành nơi ở

Trước tình hình mưa lớn kéo dài, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai đã tổ chức sơ tán các hộ dân đến nơi an toàn, trong đó nhà văn hóa trở thành nơi cư trú "bất đắc dĩ" của nhiều hộ.

fbytzltw