Trao đổi kinh nghiệm công tác chuyển đổi số và tổ chức festival tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Chiều 8/7, Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về trao đổi kinh nghiệm trong công tác chuyển đổi số và tổ chức festival.

Tham gia Đoàn công tác tỉnh Lào Cai có các đồng chí: Đỗ Trường Sơn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Lào Cai; Sùng A Lềnh, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

h 1.jpg
Quang cảnh buổi làm việc.

Làm việc với Đoàn công tác của tỉnh Lào Cai, phía tỉnh Thừa Thiên Huế có các đồng chí: Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Phan Thiên Định, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi làm việc.

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu tại buổi làm việc.

Chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình cho biết: Việc xây dựng chính quyền số tại Thừa Thiên Huế đang có nhiều thuận lợi. Để đáp ứng được việc chuyển đổi toàn diện, tỉnh đã tập trung bám sát định hướng của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, tạo các giải pháp đồng bộ, liên kết dữ liệu của các ngành, lĩnh vực phục vụ nhiệm vụ trong triển khai chuyển đổi số.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định, để triển khai hiệu quả công tác chuyển đổi số, trước tiên cần quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Các đầu việc phát sinh trong quá trình quản lý phải đưa ra bàn bạc để giải quyết triệt để; có sự chỉ đạo chung về chủ trương, định hướng và cơ sở pháp lý về chuyển đổi số. Địa phương đã tập trung thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trên các lĩnh vực và xây dựng đô thị thông minh để tạo động lực tăng trưởng kinh tế, phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.

h 9.jpg
Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ kinh nghiệm quản lý thông qua dữ liệu số.

Theo báo cáo của tỉnh Thừa Thiên Huế, một số kết quả nổi bật địa phương đã đạt được là: tỉnh đã hoàn thành 100% tiêu chí phát triển Chính quyền điện tử theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến 2025; đã xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, kết nối liên thông, chia sẻ với hệ thống một cửa điện tử, cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp; thực hiện số hoá khoảng 800 bảng cơ sở dữ liệu các ngành, các lĩnh vực và đưa vào vận hành trên nền tảng số hóa dùng chung toàn tỉnh.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng và triển khai nền tảng Hue-S. Từ thành công của dịch vụ phản ánh hiện trường ban đầu, đến nay Hue-S đã được mở rộng, tích hợp thêm nhiều dịch vụ đô thị thông minh và chính quyền số, bao gồm các dịch vụ: thông báo cảnh báo; giáo dục đào tạo; chống bão lụt; chống dịch bệnh; taxi; dịch vụ thiết yếu; y tế sức khỏe; giao thông; dịch vụ, du lịch... Người dân có thể theo dõi được tất cả các hóa đơn trên Hue-S, thanh toán dịch vụ chỉ cần 1 chạm mà không phải cài đặt, mở thêm bất cứ ứng dụng nào khác.

h 4.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Giàng Thị Dung trao đổi các nội dung quan tâm liên quan đến công tác tổ chức festival và chuyển đổi số.

Đối với việc tổ chức lễ hội, Festival Huế là lễ hội đương đại đầu tiên ở Việt Nam được phát triển trên khái niệm mới về lễ hội, lấy mô hình festival của các thành phố nổi tiếng trên thế giới làm hình mẫu tổ chức. Đó là các sự kiện được tổ chức trong môi trường đô thị, gắn với nền kinh tế thị trường và có một công nghệ tổ chức khác rất xa so với lễ hội truyền thống.

h 6.jpg
Đồng chí Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ kinh nghiệm tổ chức festival.

Qua 24 năm tổ chức, Festival Huế đã khẳng định thương hiệu và là sự kiện văn hóa du lịch quan trọng của một trung tâm văn hóa, du lịch của đất nước. Festival Huế trở thành điểm hẹn định kỳ cho các đoàn nghệ thuật của hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ ở cả 5 châu lục. Sự thành công của các kỳ festival là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy công cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật; phát triển dịch vụ - du lịch, kinh tế - xã hội, thể hiện tinh thần chủ động, sáng tạo của người dân vùng đất cố đô.

Làm rõ thêm các nội dung quan tâm, đại diện các sở, ngành của tỉnh Lào Cai đã trao đổi với các sở, ngành tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác tổ chức thực hiện, xây dựng cơ chế, triển khai chính sách trong thực hiện chuyển đổi số. Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế trong phát triển hạ tầng số, nền tảng dữ liệu số, an toàn thông tin; việc nâng cao chỉ số DTI; phát huy hiệu quả hoạt động Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh. Kinh nghiệm xây dựng khu Công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập trung Thừa Thiên Huế; việc xây dựng các mô hình theo Đề án 06; phát triển nền tảng quản lý báo chí, truyền thông; quản lý các điểm du lịch, di tích lịch sử và cơ sở lưu trú trên nền tảng số...

h 3.jpg
Lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Lào Cai trao đổi một số nội dung quan tâm.

Đối với công tác tổ chức festival, đại diện các sở, ngành có liên quan của tỉnh Thừa Thiên Huế đã chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện; công tác thông tin, truyền thông, quảng bá; các giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông; công tác lễ tân, trang trí, khách mời; kinh nghiệm huy động xã hội hóa và phân bổ nguồn lực hiệu quả...

h 11.jpg
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng quà tỉnh Lào Cai.

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành và phương thức tổ chức festival của địa phương. Theo đó, để tổ chức festival một cách lâu dài, trở thành truyền thống thì cần phải có một bộ phận chuyên trách thực hiện; nội dung có chủ đề xuyên suốt; thường xuyên đổi mới nội dung, cách thức tổ chức để lễ hội trở thành sản phẩm ngày càng hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước...

h 7.jpg
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đánh giá cao công tác chuyển đổi số của tỉnh Thừa Thiên Huế. Những cách làm hay, sáng tạo, đột phá của Thừa Thiên Huế sẽ là kinh nghiệm quý để tỉnh Lào Cai học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, góp phần thúc đẩy công tác chuyển đổi số của tỉnh trong thời gian tới.

h 12.jpg
UBND tỉnh Lào Cai tặng quà lưu niệm tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đối với tổ chức festival, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường tiếp thu những kinh nghiệm quý của tỉnh Thừa Thiên Huế để tỉnh Lào Cai tổ chức thành công Festival sông Hồng lần thứ Nhất diễn ra tới đây. Đồng chí đề nghị các sở, ngành có liên quan nghiên cứu, học tập, thường xuyên trao đổi với các sở, ngành tỉnh Thừa Thiên Huế để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, tham mưu tổ chức thành công sự kiện quan trọng này.

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai mong muốn hai tỉnh thời gian tới sẽ tiếp tục trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực nhằm tiếp tục thực hiện và hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hai địa phương đã đề ra.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mục tiêu cuối cùng là tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, đất nước vững mạnh

Mục tiêu cuối cùng là tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, đất nước vững mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh điều này tại buổi gặp mặt đông đảo các đại biểu cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh Tây Nguyên nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

Đại hội Chi bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Chi bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 27/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội đã tán thành những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Chi bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong báo cáo chính trị trình đại hội.

Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua: Làm tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khu vực biên giới

Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua: Làm tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng khu vực biên giới

Xã Bản Qua, huyện Bát Xát có hơn 100 cán bộ, chiến sĩ dân quân, được xếp vào các lực lượng Ban Chỉ huy Quân sự xã, Trung đội Dân quân cơ động, Trung đội Súng máy phòng không 12,7 mm và Binh chủng đảm bảo. Xác định công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới là nhiệm vụ quan trọng, Ban Chỉ huy Quân sự xã Bản Qua luôn phát huy tinh thần thi đua quyết thắng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2025) Xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ vững mạnh, rộng khắp

Tháng 12/2024, thành phố Lào Cai thành lập Trung đội Dân quân thường trực. Sự góp mặt của đơn vị này có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng dân quân thường trực, phù hợp và đúng chủ trương, tinh thần Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về chiến lược quốc phòng Việt Nam; nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài trong xây dựng khu vực phòng thủ của tỉnh nói chung, thành phố nói riêng; đánh dấu bước phát triển lớn mạnh của lực lượng dân quân, tự vệ thành phố Lào Cai.

Các đồn biên phòng của Lào Cai hội đàm với lực lượng kiểm soát xuất - nhập cảnh Hà Khẩu, Vân Nam (Trung Quốc)

Các đồn biên phòng của Lào Cai hội đàm với lực lượng kiểm soát xuất - nhập cảnh Hà Khẩu, Vân Nam (Trung Quốc)

Sáng 27/3, tại thành phố Lào Cai diễn ra buổi hội đàm định kỳ giữa 4 đồn biên phòng: Bát Xát, Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, Mường Khương, Pha Long (Việt Nam) với Trạm Kiểm soát biên phòng xuất - nhập cảnh Hà Khẩu, Vân Nam (Trung Quốc) và các phân trạm đối đẳng.

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

Thời gian qua, lực lượng dân quân, tự vệ trên địa bàn tỉnh đã chú trọng làm tốt công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương, đồng thời, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị do cấp ủy đảng, chính quyền phân công. Qua đó góp phần làm đẹp thêm hình ảnh những chiến sĩ “sao vuông” trong lòng dân.

Thị xã Sa Pa thi hành kỷ luật 1 tổ chức đảng và 123 đảng viên

Thị xã Sa Pa thi hành kỷ luật 1 tổ chức đảng và 123 đảng viên

Theo đánh giá của Thị ủy Sa Pa, công tác kiểm tra, giám sát từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay có những chuyển biến tích cực, chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát được nâng lên. Công tác kiểm tra, giám sát tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, dễ phát sinh sai phạm tại địa phương như: quản lý đất đai, tài chính ngân sách, trật tự đô thị, xây dựng...

fb yt zl tw