Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Trả lại màu xanh cho những cánh rừng

Trả lại màu xanh cho những cánh rừng

Những ngày đầu đông, mây mù bao phủ đỉnh Nậm Rịp, đỉnh núi cao nhất khu vực Vĩnh Yên - Nghĩa Đô nằm giáp ranh giữa xã Vĩnh Yên (Bảo Yên) và Bản Cái (Bắc Hà). Quần áo ướt đẫm trở về từ đỉnh núi, các cán bộ kiểm lâm và thành viên tổ bảo vệ rừng Khuổi Vèng vẫn nở nụ cười tươi bởi những cây mỡ, trẩu… được ươm trồng nhằm phủ xanh diện tích rừng phòng hộ nơi đây đang vươn lên những mầm xanh trong thời tiết khắc nghiệt.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cõng cây lên núi

Những ngày này, cán bộ Trạm Kiểm lâm Vĩnh Yên và Tổ bảo vệ rừng Khuổi Vèng bắt đầu đợt phát dọn khu vực rừng phòng hộ trên đỉnh Nậm Rịp. Nếu thời tiết thuận lợi, công việc sẽ kết thúc trong vòng nửa tháng. Để đảm bảo tiến độ, trạm phải thuê thêm một số lao động địa phương. Ở lưng chừng núi, một lán dã chiến đủ chỗ cho 10 người ở đã được dựng lên. Sau đợt phát dọn, cán bộ kiểm lâm sẽ cõng cây giống lên trồng dặm bù vào vị trí không còn cây, đảm bảo mật độ rừng sau này.

2.jpg

Hôm nay, anh Phan Hữu Hiển, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Vĩnh Yên và các cán bộ của trạm hành quân lên rừng kiểm tra tiến độ thực hiện công việc, chúng tôi cũng theo chân các anh ngược núi.

Từ Trạm Kiểm lâm Vĩnh Yên qua Quốc lộ 279 rẽ vào đường bê tông mới đổ sau chừng 15 phút xe chạy, chúng tôi như lạc vào một thế giới khác với bạt ngàn quế. Những mái nhà sàn của đồng bào Tày thấp thoáng dưới chân.

Vĩnh Yên được coi là “trái tim” của đất quế Bảo Yên với hơn 2.000 ha trồng khắp các thôn, là một trong những nơi trồng quế sớm nhất Bảo Yên. Nhiều đồi quế đã cho thu 3 - 4 lứa, giúp các hộ nơi đây có thu nhập cao.

Truyền thống bảo vệ, giữ gìn và phát triển rừng ở Vĩnh Yên là sự đảm bảo chắc chắn cho thành công của dự án trồng rừng phòng hộ nên dự án này khi huyện Bảo Yên trình các sở, ngành đã được thông qua rất nhanh.

3.jpg

Sau ít phút đi trên đoạn đường bê tông, xe chúng tôi bắt đầu ngược dốc theo đường đất. Càng lên cao đường càng nhỏ lại. Anh Hiển bảo, đây là đường đi bộ chăm sóc quế của bà con, cách đây hơn 1 năm được kiểm lâm sửa lại thành đường xe máy đi để chở cây giống lên trồng. Chỉ vài tháng không có người đi, cỏ mọc rậm rạp, lại thêm những cơn mưa xói đường thành rãnh khiến việc đi lại là một thử thách.

Chiếc xe máy rồ ga qua khe suối được thêm một đoạn khi hết vành đai trồng quế của người dân thì đoàn chúng tôi phải để xe máy bên đường để đi bộ. Trên này là rừng tái sinh với nhiều cây gỗ, vầu, nứa, những dòng nước trong vắt chảy ra từ khe đá. Anh Hiển chỉ tay về khe nước trước mặt bảo, đây là đầu nguồn nước được kéo về phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân Vĩnh Yên.

Khu vực này trước đây là bãi chăn thả của người dân, đất đã bị nén chặt không khác gì bê tông nên cây phát triển chậm, gần 2 năm rồi mà có cây chỉ được 30 cm, chắc phải mất một thời gian nữa khi rễ cây bám sâu vào lòng đất thì cây mới chóng lớn....

Anh Phan Hữu Hiển, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm Vĩnh Yên.

Nhìn màu xanh của tầng tầng lớp lớp cây rừng, chúng tôi hiểu vì sao ở Vĩnh Yên dù vào mùa hạn bà con cũng chẳng lo thiếu nước. Khu vực trồng rừng phòng hộ đã ở ngay trước mắt, đi thêm chừng 30 phút, chúng tôi bắt đầu thấy những vành đai trồng rừng đầu tiên. Kiểm tra từng gốc cây mỡ, thông, trẩu… anh Hiển cho hay khu vực này trước đây là bãi chăn thả của người dân, đất đã bị nén chặt không khác gì bê tông nên cây phát triển chậm, gần 2 năm rồi mà có cây chỉ được 30 cm, chắc phải mất một thời gian nữa khi rễ cây bám sâu vào lòng đất thì cây mới chóng lớn.

4.jpg

Nhìn các cán bộ kiểm lâm nâng niu từng gốc cây, tán lá, chúng tôi hiểu mọi người làm công việc này không chỉ với trách nhiệm mà còn là tình yêu với những cánh rừng.

Khi chúng tôi lên đỉnh núi, dù đã gần trưa nhưng sương mù vẫn bao phủ. Đây là nơi giáp ranh với xã Bản Cái (Bắc Hà). Vào ngày trời quang, nhìn một vòng có thể thấy bên phải là cánh đồng lúa Khuổi Vèng, bên trái là dòng sông Chảy uốn lượn trong xanh. Những ngày qua, cán bộ kiểm lâm, đội tuần rừng Khuổi Vèng và người dân đã phát dọn diện tích rừng trồng phòng hộ, công việc này được tiến hành định kỳ mỗi năm 2 lần.

Chỉ chưa đầy nửa năm, cỏ cây đã lan khắp nơi, che lấp gần hết những cây mỡ hai năm tuổi, nhiều cây còn bị dây leo cuốn chằng chịt. Nhìn về phía những triền đồi đã được phát quang, từng hàng mỡ, trẩu mướt xanh vươn lên tươi tốt, những cây mỡ trồng ở nơi có nhiều thảm cây mục có nhiều dinh dưỡng đã cao gần bằng đầu người. Anh Hiển mừng rỡ: Nếu cây nào cũng lớn nhanh như thế thì chẳng mấy mà cả đỉnh núi này sẽ được phủ xanh!

Trả lại màu xanh

Dự án trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng phòng hộ thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác năm 2021 - 2027 do Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Bảo Yên thực hiện được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt cuối năm 2021. Dự án được thực hiện với tổng diện tích 60 ha trên địa bàn các xã: Xuân Hòa, Vĩnh Yên, Nghĩa Đô. Các loại cây được đưa vào trồng là mỡ, thông, trẩu. Diện tích rừng được trồng lại hầu hết ở những nơi địa hình hiểm trở, đất đai khô cằn.

5.jpg

Anh Hiển kể: 2 năm trước, khi bắt đầu dự án trồng rừng thay thế, khâu khó nhất là vận chuyển cây giống và phân bón, xe máy chỉ đi được hơn nửa đường, còn lại anh em kiểm lâm và người dân phải dùng gùi cuốc bộ lên. Ròng rã cả tháng trời cuốc hố, bón phân, trồng cây…

Mỗi mầm cây là bao công sức, bao mồ hôi đổ xuống, bảo sao các anh không quý cho được!

Từ đầu tháng 10 đến nay, Trạm Kiểm lâm Vĩnh Yên đã thực hiện việc chăm sóc, bón phân, trồng dặm trên diện tích rừng mới trồng trên địa bàn các xã Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Xuân Hòa, đến thời điểm hiện tại, 2/3 diện tích theo chỉ tiêu kế hoạch đã được chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật.

6.jpg

Anh Phạm Hồng Thái, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Bảo Yên cho biết: Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhằm đảm bảo nhanh chóng thay thế diện tích rừng đã mất bằng diện tích rừng trồng mới, góp phần nâng độ che phủ của rừng; nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; giải quyết việc làm cho các hộ tại các xã: Vĩnh Yên, Nghĩa Đô, Xuân Hòa tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; khi rừng khép tán sẽ phát huy chức năng phòng hộ đầu nguồn cho khu vực.

Ông Hoàng Văn Trúc, Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng Vĩnh Yên cho biết: Được tham gia thực hiện dự án, các thành viên trong tổ đã cùng cán bộ kiểm lâm trồng, chăm sóc và vận động người dân bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ trên địa bàn.

Nhận thức của người dân đã có nhiều thay đổi, rừng không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho bà con mà còn bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

Ông Hoàng Tuấn Anh, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Yên.

7.jpg

Theo ông Hoàng Tuấn Anh, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Yên, nhận thức của người dân đã có nhiều thay đổi, rừng không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho bà con mà còn bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn có nhiều thuận lợi, diện tích đất sản xuất đã được bà con phủ kín bằng cây quế, diện tích rừng phòng hộ, rừng tự nhiên được bà con bảo vệ bằng quy ước, hương ước. Dự án trồng rừng phòng hộ này được bà con đồng tình ủng hộ và cam kết tham gia cùng lực lượng kiểm lâm bảo vệ, giữ gìn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Thủ tướng yêu cầu thanh tra ngay thị trường vàng

Tại chỉ thị vừa ban hành, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các TCTD; đồng thời thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Dần Thàng nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã vùng 3 của huyện Văn Bàn, Dần Thàng hiện có 400 hộ, trong đó đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 80%. Địa hình bị chia cắt mạnh, dân cư ở phân tán, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ hộ nghèo cao nên khó huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng nông thôn mới.

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Khai thác thị trường xuất khẩu gạo mới

Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đạt hơn 5 tỷ USD. Ngoài nhiệm vụ giữ vững diện tích gieo trồng lúa là 7,1 triệu ha, sản lượng lúa 43 triệu tấn, bảo đảm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, thì việc tập trung khai thác các thị trường mới cho xuất khẩu gạo là yêu cầu cần thiết, nhất là trong điều kiện cạnh tranh giữa các quốc gia xuất khẩu ngày càng gay gắt hơn.

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Xem xét, xử lý trách nhiệm các chủ đầu tư không đảm bảo tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Đó là một trong những nội dung tại Thông báo 108/TB-VPUBND ngày 2/5/2024 kết luận của Thường trực UBND tỉnh tại cuộc họp ngày 20/4/2024 về tiến độ giải ngân xây dựng cơ bản (kể cả chương trình mục tiêu quốc gia), công tác chuẩn bị đầu tư năm 2024 và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

fb yt zl tw