Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024):

Tinh thần cách mạng của đồng chí Lý Tự Trọng

Sự hi sinh anh dũng của đồng chí Lý Tự Trọng trở thành biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là lời hiệu triệu cho các thế hệ thanh niên Việt Nam đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh ngày 20/10/1914 tại Bản Mạy, tỉnh Nakhon Phanom, Vương quốc Thái Lan (vùng Đông Bắc nước Xiêm, tỉnh Lạc Hòn - địa giới đầu thế kỷ trước) trong gia đình giàu truyền thống yêu nước. Thời kỳ này do phải tránh sự truy lùng gắt gao của bọn thực dân Pháp nên hàng chục nghìn đồng bào yêu nước (phần lớn là miền Trung, chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị…) từng tham gia Việt Nam Quang phục Hội mưu việc “phục quốc” buộc phải tìm đường vượt núi cao Trường Sơn và băng qua sông Mẹ (Mê Kông) vừa để cuốc cày kiếm sống, vừa để tổ chức lực lượng trở về đánh Pháp trong sự chia sẻ, đùm bọc của Nhân dân nước bạn.

144d0205500t47132l0-7215.jpg
Bức tượng đồng chí Lý Tự Trọng thể hiện phong thái hiên ngang, ý chí kiên cường của đoàn viên thanh niên cộng sản. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Lớn lên trong tinh thần và truyền thống yêu nước của cả hai gia đình và bà con Việt kiều, hơn 6 tuổi, Lê Hữu Trọng được đến trường do các nhà lãnh đạo Việt Nam Quang phục Hội mở ở Bản Mạy. Tại đây, anh được học lịch sử nước Nam, văn thơ yêu nước của Phan Bội Châu và các nhà yêu nước khác cũng như học tiếng Hán, tiếng Thái…

Năm 1925, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thành lập ở Quảng Châu - Trung Quốc. Giữa năm 1925, đồng chí Ngô Chính Quốc - thành viên của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đến Thái Lan gặp cụ Đặng Thúc Hứa để truyền đạt ý kiến chỉ đạo của đồng chí Lý Thụy (tức Nguyễn Ái Quốc) về việc lựa chọn một số con em của các gia đình Việt Kiều yêu nước tại đây đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) học tập, chuẩn bị xây dựng tổ chức thanh niên cộng sản ở Việt Nam và Lê Hữu Trọng là 1 trong 8 thiếu niên được lựa chọn.

Ngay sau khi đến Quảng Châu cũng như suốt thời gian mấy năm được sự chăm sóc ân cần từ nơi ăn, chốn ở, nhất là trong việc rèn luyện, học tập hằng ngày của đồng chí Vương (tức Lý Thụy - Nguyễn Ái Quốc), cả nhóm thiếu niên đã thể hiện tinh thần cố gắng trong mọi việc học tập, sinh hoạt. Các thiếu niên được đồng chí Vương đưa vào nhóm “Thiếu niên tiền phong Việt Nam”, một hình thức tổ chức thanh thiếu niên cộng sản đầu tiên của cách mạng Việt Nam và trực tiếp giáo dục, rèn luyện. Đồng chí Vương thường trao đổi với các đồng chí trong Tổng bộ về Lê Hữu Trọng, một học viên bé nhất trong nhóm nhưng có tư chất thông minh, rất ham học, rất tích cực rèn luyện và có ý thức tổ chức kỷ luật trong cuộc sống hằng ngày. Đồng chí Vương cùng các đồng chí trong Tổng bộ đã dự kiến kế hoạch chọn một số thiếu niên, trong đó có Lê Hữu Trọng đưa sang Liên Xô để đào tạo lâu dài.

17288918397684-6317.jpg
Đoàn viên tri ân tại khu tưởng niệm về đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên Lý Tự Trọng (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh). Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Tĩnh

Để đảm bảo cho việc hoạt động bí mật của nhóm, tất cả các thành viên trong nhóm đều được thay đổi sang họ Lý (cùng họ với Lý Thụy - tức Nguyễn Ái Quốc). Lê Hữu Trọng đổi tên thành Lý Tự Trọng, sau đó được Nguyễn Ái Quốc giới thiệu vào học trung học tại Quảng Châu. Vốn thông minh hoạt bát, mưu trí, qua một thời gian ngắn, Lý Tự Trọng đã thông thạo tiếng Trung và được cử làm liên lạc cho Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu.

Đến giữa năm 1929, các tổ chức cộng sản ở Việt Nam lần lượt ra đời. Lý Tự Trọng được cử về nước hoạt động tại Sài Gòn - Chợ Lớn, tham gia tổ chức các cuộc mít tinh tại Sài Gòn, Hội nghị công nhân Đông Dương, đồng thời đảm nhận nhiệm vụ liên lạc trong và ngoài nước.

Lý Tự Trọng được giao nhiệm vụ đặc biệt, vận động tập hợp thanh niên trong các nhà máy, trường học để thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản. Với bí danh là Nguyễn Huy, Lý Tự Trọng xin làm công nhân hãng than tại Sài Gòn.

Năm 1930, khi Trung ương Đảng về đóng trụ sở tại Sài Gòn, Lý Tự Trọng được làm việc với đồng chí Trần Phú, Ngô Gia Tự. Lúc bấy giờ nhiệm vụ của Lý Tự Trọng vừa làm liên lạc giữa cơ sở đảng trên tàu quốc tế với Xứ ủy Nam kỳ, vừa làm nhiệm vụ liên lạc giữa Xứ ủy Nam kỳ với các cấp bộ đảng ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Trung ương Đảng giao nhiệm vụ cho Lý Tự Trọng nghiên cứu tình hình thanh niên ở Sài Gòn - Chợ Lớn để chuẩn bị cho việc thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản.

Ngày 8/2/1931, nhân dịp kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Xứ ủy Nam Kỳ tổ chức buổi tuyên truyền với nội dung kêu gọi liên minh công - nông, yêu cầu tăng lương, giảm giờ làm. Đồng chí Phan Bôi (bí danh là Quảng) lúc này phụ trách tuyên truyền của xứ ủy, được phân công làm trưởng ban tổ chức, Lý Tự Trọng được phân công làm nhiệm vụ bảo vệ. Khi quần chúng xem đá bóng ở sân bóng C.I.A xong, vừa đổ ra đường, đồng chí Phan Bôi đứng lên diễn thuyết, cảnh sát ập đến, tên mật thám Legrand nhảy vào bắt đồng chí Phan Bôi. Không còn cách nào khác để cứu đồng chí mình, Lý Tự Trọng đã rút súng bắn tên mật thám gục xuống. Trước sự kiện chấn động đó, thực dân Pháp đã ra sức truy lùng và bắt sống được anh.

ly-tu-trong-6046.jpg
Đoàn viên, thanh niên Thủ đô Hà Nội trong buổi sinh hoạt truyền thống kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng.

Dù bị tra tấn vô cùng dã man nhưng địch không khai thác được thông tin gì từ anh, chỉ nói tên anh là Nguyễn Huy. Run sợ trước phong trào cách mạng, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đã mở một phiên tòa đại hình để xử một chiến sĩ cộng sản Việt Nam chưa đầy 17 tuổi. Lý Tự Trọng đã bị kết án tử hình. Trong những ngày cuối cùng ở xà lim án chém, Lý Tự Trọng vẫn lạc quan yêu đời, tin tưởng vào sự thắng lợi của cách mạng. Mặc dù bị xiềng xích nhưng hằng ngày anh vẫn tập thể dục, đọc Truyện Kiều, động viên các bạn trẻ nêu cao ý chí cách mạng. Khí phách hiên ngang của anh đã làm cho bọn cai ngục phải khâm phục và kinh ngạc, chúng gọi anh là “Ông Nhỏ”, “thật là con người gang thép”.

Tối 20/11/1931, cai ngục lặng lẽ đưa máy chém đến sát cửa Khám lớn. Cửa xà lim tử hình mở ra, một lũ lính lăm lăm tay súng vây quanh Lý Tự Trọng. Anh bình tĩnh, ung dung bước đi, miệng hô lớn: “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm!” “Việt Nam, Việt Nam độc lập muôn năm!”, “Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm!”. Đó là lời chào của Lý Tự Trọng gửi lại cho đồng bào, đồng chí chúng ta.

Sự hy sinh anh dũng của anh trở thành biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là lời hiệu triệu cho các thế hệ thanh niên Việt Nam đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Theo Ban Tuyên giáo Trung ương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khơi dậy tinh thần "7 dám" để Lào Cai cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Khơi dậy tinh thần "7 dám" để Lào Cai cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong công tác xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tỉnh Lào Cai ghi dấu với điểm sáng là sự chủ động trong triển khai học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tinh thần “7 dám”: Dám nghĩ; dám nói; dám làm; dám chịu trách nhiệm; dám đổi mới, sáng tạo; dám đương đầu với khó khăn, thử thách; dám hành động vì lợi ích chung.

Thống nhất phương án tổng thể sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Lào Cai

Thống nhất phương án tổng thể sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Lào Cai

Ngày 31/12/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị dưới sự chủ trì của đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Sau khi nghe và thảo luận, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất kết luận phương án tổng thể sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Lào Cai như sau:

Vượt thách thức, bứt phá hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội

Vượt thách thức, bứt phá hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội

Năm 2024 là thời điểm tỉnh Lào Cai phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó lớn nhất là tác động của bão số 3. Song với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương, Tỉnh ủy, sự phối hợp hiệu quả giữa HĐND tỉnh và UBND tỉnh cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp... kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai năm 2024 đã đạt những kết quả đáng khích lệ.

8 chính sách lớn về chế độ với cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp bộ máy

8 chính sách lớn về chế độ với cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp bộ máy

Tại họp báo của Bộ Nội vụ chiều 31/12, ông Nguyễn Quang Dũng, Chánh Văn phòng Ban cán sự Đảng Bộ Nội vụ cho biết, ngày 31/12, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178 về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với 8 nhóm chính sách lớn.

Lào Cai - 10 sự kiện, thành tựu nổi bật năm 2024

Lào Cai - 10 sự kiện, thành tựu nổi bật năm 2024

Năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, bộ, ngành Trung ương; sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực.

Nòng cốt trong điều tra, đấu tranh, phòng chống tội phạm

Nòng cốt trong điều tra, đấu tranh, phòng chống tội phạm

Những năm qua, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh đã tích cực tham mưu Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra xây dựng, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo trong công tác điều tra, đấu tranh, phòng chống tội phạm, nhất là giải quyết những vụ án, vụ việc phức tạp, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự.

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị ở Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị ở Trung ương

Ngày 30/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và trao các Quyết định.

Sứ mệnh cao cả nhất của văn nghệ sĩ cách mạng là kiến tạo nhân cách văn hóa, xây dựng con người XHCN

Sứ mệnh cao cả nhất của văn nghệ sĩ cách mạng là kiến tạo nhân cách văn hóa, xây dựng con người XHCN

Tổng Bí thư cho rằng, đất nước ta đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, vươn mình. Đảng, Nhà nước, nhân dân trông chờ và tin tưởng vào sự chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ trong giai đoạn cách mạng mới.

Ngành Dân vận tỉnh cần tập trung giải quyết những việc mới, việc khó, việc mà người dân cần trong thực tiễn

Ngành Dân vận tỉnh cần tập trung giải quyết những việc mới, việc khó, việc mà người dân cần trong thực tiễn

Sáng 30/12, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết tổng kết công tác dân vận năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và đánh giá kết quả 1 năm thực hiện Nghị quyết 43-NQ/TU ngày 25/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.

fb yt zl tw