Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng làm việc với các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Sáng 30/7, tại tỉnh Lào Cai, Đoàn công tác Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng do đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ Tướng Chính Phủ, thành viên Thường trực Tiểu ban chủ trì khảo sát, làm việc với các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

TT18.jpg
Quang  cảnh buổi làm việc

Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí: Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Nguyễn Thuý Anh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương và các vụ, cục của các bộ.

Tham dự và làm việc với đoàn, có các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn.

TT12.jpg
Đồng chí Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai báo cáo về triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Về phía tỉnh Lào Cai, có các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

TT10.jpg
Lãnh đạo các tỉnh phát biểu tham luận tại hội nghị.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các địa phương trong vùng báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh; chia sẻ những kinh nghiệm, bài học hay cùng những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển và nêu đề xuất, kiến nghị với Trung ương.

TT11.jpg
Đại biểu dự hội nghị.

Lãnh đạo các tỉnh đánh giá, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, biến động thường xuyên. Tuy nhiên, với sự điều hành quyết liệt, hiệu quả, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Nổi bật là Việt Nam trở thành điểm sáng trong phục hồi kinh tế, thu hút đầu tư; tăng trưởng kinh tế luôn cao hơn mức trung bình của thế giới; lạm phát được kiềm chế dưới 4%, xuất siêu liên tục trong 9 năm…

TT9.jpg
Đại biểu đánh giá, hiện nay nhiều tiềm năng lợi thế vùng chưa được phát huy, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ…

Đặc biệt, sau gần 2 năm triển khai Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị, tăng trưởng GRDP của vùng Trung du và miền núi phía Bắc năm 2023 đạt 6,53%, cao hơn bình quân chung cả nước (5,05%) và là vùng cao nhất cả nước, trong đó tỉnh Bắc Giang tăng trưởng cao nhất cả nước là 13,45%; GRDP bình quân đầu người của vùng đạt khoảng 68 triệu đồng (cao hơn vùng Tây Nguyên); thu ngân sách nhà nước toàn vùng năm 2023 khoảng 88 nghìn tỷ đồng, vượt 17% so với dự toán; kim ngạch xuất - nhập khẩu đạt khoảng 67 tỷ USD, tăng 39% so với năm 2022.

TT8.jpg
Đồng chí Hầu A Lềnh, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phát biểu tại hội nghị.

Các địa phương đánh giá cao cách tiếp cận mới của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội khi làm việc với các địa phương để lắng nghe, ghi nhận những kinh nghiệm, mô hình hay, cũng như khó khăn, vướng mắc, nhất là của các địa phương khó khăn khi xây dựng Dự thảo Nghị quyết trình Đại hội Đảng lần thứ XIV; kiến nghị Đoàn công tác cử các đoàn làm việc cụ thể về từng vướng mắc, khó khăn của vùng.

Hiện nay, vùng Trung du và miền núi phía Bắc vẫn là vùng “lõi nghèo” của cả nước, nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được phát huy, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ…

Chất lượng nguồn nhân lực và hạ tầng giao thông là những điểm nghẽn lớn nhất đối với sự phát triển của vùng.

TT4.jpg
Lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội cập nhật dự báo về tình hình, xu hướng phát triển của quốc tế.

Các địa phương kiến nghị Trung ương có chính sách đầu tư phát triển mạnh hệ thống hạ tầng giao thông, trước hết là kết nối dọc, để đến năm 2030 không có tỉnh nào không có cao tốc đi qua, đồng thời tăng tính liên kết ngang; có chính sách đặc thù để phát triển nguồn nhân lực cho vùng.

TT5.jpg
Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Phó Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Trung ương quan tâm đẩy mạnh phân cấp cho địa phương về ngân sách, đầu tư công, đất đai, khoáng sản; đầu tư phát triển hạ tầng cửa khẩu quốc tế, mô hình cửa khẩu thông minh; xây dựng các chương trình mục tiêu giai đoạn sau 2025 với số lượng nhóm chính sách gọn hơn, tập trung hơn để các địa phương dễ thực hiện; hỗ trợ các địa phương trong vùng phát triển du lịch cộng đồng, khai thác tiềm năng văn hoá của vùng, địa phương.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội cập nhật dự báo về tình hình, xu hướng phát triển của quốc tế; công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, nhất là pháp luật về đầu tư; định hướng xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn sau 2025.

TT15.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh vai trò quan trọng của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, không chỉ là nơi giữ rừng, giữ nước mà còn chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển quan hệ đối ngoại vì sự phát triển chung của cả nước nên tinh thần chung cần có sự ưu tiên cơ chế, chính sách, nguồn lực cho khu vực này trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính toán, tổ chức các đoàn khảo sát chuyên đề tại các địa phương. Đồng thời, mong các địa phương tiếp tục đóng góp ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết của Đại hội XIV.

TT1.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý các địa phương nỗ lực hơn, quan tâm hơn nữa đến công tác cán bộ là người dân tộc thiểu số và cán bộ làm công tác dân tộc; chú trọng nâng cao năng lực cán bộ cấp cơ sở; liên kết giao thông phải đi trước để khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng và từng tỉnh…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh ra Công điện về tập trung các biện pháp phòng, chống và khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra trên địa bàn tỉnh

Chủ tịch UBND tỉnh ra Công điện về tập trung các biện pháp phòng, chống và khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra trên địa bàn tỉnh

Chiều tối 8/9, Chủ tịch UBND tỉnh có công điện Số: 11 /CĐ-UBND gửi các đơn vị, địa phương yêu cầu khẩn trương tập trung các biện pháp phòng, chống, khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra trên địa bàn tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong thăm, động viên gia đình các nạn nhân bị thiệt hại do mưa lũ tại Sa Pa

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong thăm, động viên gia đình các nạn nhân bị thiệt hại do mưa lũ tại Sa Pa

Chiều 8/9, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân bị thiệt hại do mưa lũ tại xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa.

Mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 gây sạt lở nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh

Mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 gây sạt lở nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh

Từ chiều 7/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn tỉnh có mưa rào đều khắp, có nơi mưa to đến rất to với lượng từ 100 - 200mm/đợt. Mưa tập trung ở các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Si Ma Cai, Bắc Hà, Văn Bàn, Mường Khương, thị xã Sa Pa và huyện Bát Xát.

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga vì hòa bình và phát triển

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga vì hòa bình và phát triển

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matviyenko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba của Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam - Liên bang Nga từ ngày 8 đến 10/9/2024.

Vun đắp mối quan hệ đoàn kết Việt - Lào phát triển lên tầm cao mới

Vun đắp mối quan hệ đoàn kết Việt - Lào phát triển lên tầm cao mới

Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, uống chung dòng nước sông Mê Kông, có lịch sử, văn hóa gắn bó chặt chẽ với nhau từ lâu đời. Nhân dân hai nước đã cùng kề vai sát cánh, “chia ngọt sẻ bùi” đấu tranh chống kẻ thù chung giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.

[Ảnh] Các lực lượng vũ trang tích cực hỗ trợ Nhân dân ứng phó với cơn bão số 3

[Ảnh] Các lực lượng vũ trang tích cực hỗ trợ Nhân dân ứng phó với cơn bão số 3

Trong 2 ngày qua, trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, các lực lượng vũ trang gồm công an, lực lượng bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở, dân quân các địa phương trên địa bàn tỉnh khẩn trương triển khai lực lượng, hỗ trợ người dân phòng chống bão lũ, ứng phó với thiên tai.

Thanh niên Lào Cai đoàn kết - sáng tạo - khát vọng - phát triển

Thanh niên Lào Cai đoàn kết - sáng tạo - khát vọng - phát triển

Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029 diễn ra trong 2 ngày 6 - 7/9 với nhiều nội dung quan trọng. Tại đại hội, các đại biểu thanh niên đã trình bày nhiều tham luận tâm huyết về những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác Hội và phong trào thanh niên tại địa phương.

Xã Phìn Ngan đưa 25 hộ dân thôn Suối Chải ra nhà tránh trú an toàn trước bão số 3

Xã Phìn Ngan đưa 25 hộ dân thôn Suối Chải ra nhà tránh trú an toàn trước bão số 3

Trước nguy cơ ảnh hưởng của cơn bão số 3, hôm nay (7/9), UBND xã Phìn Ngan (huyện Bát Xát) đã chỉ đạo các lực lượng tuyên truyền, vận động 25 hộ dân tại thôn Suối Chải nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao di chuyển ra nhà tránh trú để đảm bảo an toàn về người và tài sản.

fbytzltw