Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới

Ngày 30/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15 ngày 10/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 (Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI).

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới ảnh 1
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp.

Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án trình bày nội dung Tờ trình, Bộ Chính trị thảo luận và cho rằng, hơn 35 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI, đổi mới và phát triển chính sách xã hội là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước ta với tinh thần tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Việc triển khai có hiệu quả các chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, đồng thời mang lại những thành tựu to lớn trong tiến bộ, công bằng xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế, như: chính sách xã hội còn thiếu tính bao trùm, thiếu liên kết giữa các chính sách trong tổ chức thực hiện, tỷ lệ bao phủ thấp. Chênh lệch mức sống giữa vùng miền, nhóm đối tượng còn lớn, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, chuẩn nghèo và chuẩn trợ cấp còn thấp. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, bảo hiểm xã hội còn thấp và chưa thật sự hấp dẫn người lao động. Chất lượng dịch vụ y tế cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu; hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội phát triển chậm; đầu tư chính sách xã hội còn có mặt chưa hiệu quả...

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới ảnh 2
Toàn cảnh cuộc họp.

Bộ Chính trị khẳng định, việc tiếp tục đổi mới, phát huy hiệu quả chính sách xã hội là nhiệm vụ chiến lược, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho nhân dân và tạo điều kiện để nhân dân tham gia và thụ hưởng ngày một tốt hơn thành quả của phát triển. Việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội phải đặt trong tổng thể quản lý phát triển xã hội bền vững; giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, bảo đảm tính bền vững trong các chính sách xã hội nhất là phúc lợi xã hội, an ninh xã hội, an ninh con người.

Việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội phải đặt trong tổng thể quản lý phát triển xã hội bền vững; giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, bảo đảm tính bền vững trong các chính sách xã hội nhất là phúc lợi xã hội, an ninh xã hội, an ninh con người.

Đầu tư cho thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội phải phù hợp khả năng nền kinh tế và yêu cầu hiện thực hóa các mục tiêu chính sách xã hội, trong đó nguồn lực nhà nước đóng vai trò chủ đạo cùng các nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, xã hội và đóng góp của người dân; kết hợp nội lực với ngoại lực thông qua hợp tác quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện chính sách xã hội phải toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững, lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực để phát triển.

Việc thực hiện chính sách xã hội phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả của Nhà nước, sự giám sát thường xuyên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp. Khơi dậy khát vọng phát triển, phát huy truyền thống tương thân, tương ái; tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường của nhân dân trong giải quyết các vấn đề xã hội.

Bộ Chính trị giao cho Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị và các cơ quan liên quan để hoàn thiện Đề án báo cáo Bộ Chính trị trình Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh góp ý về Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh góp ý về Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, trong phiên thảo luận tại tổ chiều 10/5, đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai) đã tham gia ý kiến đối với Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, dự kiến dôi dư 4.226 trụ sở công

Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, dự kiến dôi dư 4.226 trụ sở công

Liên quan đến phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ Nội vụ cho biết trình Chính phủ theo hướng, đối với khối Đảng, đoàn thể, thành lập Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau sắp xếp trên cơ sở hợp nhất số lượng đảng viên, tổ chức đảng trực thuộc của các Tỉnh ủy, Thành ủy trước sắp xếp. Chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, thành phố sau sắp xếp theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ và hướng dẫn của Trung ương.

Kiểm tra việc sử dụng nguồn ngân sách dự phòng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ tại Lào Cai

Kiểm tra việc sử dụng nguồn ngân sách dự phòng khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ tại Lào Cai

Ngày 9/5, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp làm Trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế tình hình sử dụng nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024 để khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão tại tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw