Thực hiện ngay 5 nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai tại Si Ma Cai

Sáng 3/10, Đoàn công tác của Tỉnh ủy do đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác khắc phục hậu quả hoàn lưu cơn bão số 3 tại huyện Si Ma Cai.

Tham gia đoàn công tác có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Văn Phúc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh đạo một số sở, ngành và Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Si Ma Cai.

1-8949.jpg
Đoàn công tác của Tỉnh ủy làm việc với huyện Si Ma Cai.

Trong chương trình công tác, Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong và đoàn công tác đã kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại khu vực thôn Lênh Sui Thàng, xã Lùng Thẩn- nơi xuất hiện vết sạt lớn, toàn bộ 27 hộ dân trong thôn đã phải di chuyển về nơi tránh trú tại nhà văn hóa thôn; khảo sát khu vực dự kiến xây dựng điểm tái định cư Lùng Chớ, xã Lùng Thẩn; kiểm tra khu vực Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS số 1 Quan Hồ Thẩn, khu dân cư thuộc thị trấn Si Ma Cai, trụ sở Huyện ủy Si Ma Cai có một số vị trí bị sạt lở, sụt lún, không đảm bảo an toàn.

Làm việc với huyện Si Ma Cai, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong chia sẻ với Nhân dân các dân tộc huyện Si Ma cai về những mất mát, thiệt hại do thiên tai gây ra; đánh giá cao sự chủ động của địa phương trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị huyện Si Ma Cai tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ chính: ưu tiên ổn định đời sống Nhân dân, nhất là những khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi thiên tai; tập trung hỗ trợ Nhân dân khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế sau mưa lũ. Đối với vị trí dự kiến xây dựng khu tái định cư cho người dân xã Lùng Thẩn, huyện phối hợp với các sở, ngành liên quan nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia nghiên cứu về địa hình, địa chất đảm bảo an toàn. Đối với Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS số 1 Quan Hồ Thẩn, cần đảm bảo an toàn cho học sinh, nghiên cứu phương án khắc phục, khẩn trương xử lý các vị trí sạt lở để nhà trường tổ chức dạy học đảm bảo an toàn nhất. Đối với khu dân cư thuộc thị trấn Si Ma Cai và trụ sở Huyện ủy Si Ma Cai, cần có phương án xử lý các vị trí sạt lở, sụt lún, đảm bảo an toàn và có tính lâu dài.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy lưu ý, huyện Si Ma Cai cần chú trọng sắp xếp tái định cư xen ghép ở những vị trí an toàn, thuận lợi cho Nhân dân; việc xây dựng nhà ở cho người dân cần nghiên cứu quy mô phù hợp, thuận tiện cho sinh hoạt và sản xuất; đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống cấp nước cho Nhân dân, hệ thống thoát nước chống ngập úng khu vực trung tâm xã Quan Hồ Thẩn và trung tâm huyện.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong giao UBND tỉnh nghiên cứu, vận dụng xây dựng khu tái định cư tập trung cho Nhân dân theo phương án khắc phục khẩn cấp, đảm bảo phát triển lâu dài, gắn với phát triển du lịch; vận dụng linh hoạt các nguồn kinh phí để công tác khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời, hiệu quả, giúp Nhân dân ổn định đời sống.

Do chịu ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi), từ đêm 7/9 đến đêm 10/9/2024, nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện Si Ma Cai có mưa to và rất to, gây ngập úng, sụt sạt, thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong đó có 7 người chết, 11 người bị thương; 681 nhà bị thiệt hại (57 nhà bị sập hoàn toàn); 560 hộ bị thiệt hại về nông- lâm nghiệp, thủy sản và các thiệt hại khác; 1.037 hộ/4.813 khẩu phải di dời khỏi nơi nguy hiểm (đến nay, còn 395 hộ vẫn ở nhờ nhà người thân)... Tổng thiệt hại khoảng 588 tỷ đồng.

Dưới đây là một số hình ảnh Đoàn công tác của Tỉnh ủy kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại huyện Si Ma Cai:

a9-4963.jpg
5-2558.jpg
Đoàn công tác kiểm tra khu vực có nguy cơ sạt lở tại thôn Lênh Sui Thàng, xã Lùng Thẩn.
a10-2399.jpg
a11-5743.jpg
Đoàn công tác khảo sát khu vực dự kiến xây dựng khu tái định cư cho Nhân dân xã Lùng Thẩn.
a6-541.jpg
4-3184.jpg
Đoàn công tác thăm hỏi, tặng quà người dân thôn Lênh Sui Thàng, xã Lùng Thẩn tại nơi tránh trú.
a13-6933.jpg
a12-7703.jpg
Đoàn công tác kiểm tra khu vực có nguy cơ sạt lở tại Trường PTDTBT Tiểu học và THCS số 1 Quan Hồ Thẩn.
a14-292.jpg
Kiểm tra khu vực bị sạt lở tại thị trấn Si Ma Cai.
a15-7240.jpg
Đoàn công tác kiểm tra khu vực có các điểm sụt lún tại trụ sở Huyện ủy Si Ma Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng, gió Đông Nam cấp 2; đêm về sáng trời lạnh, vùng cao và núi cao trời rét đậm, có nơi có sương mù.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chuyến thăm nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau; góp phần củng cố tin cậy chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội và Thượng viện Vương quốc Campuchia.

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

“Nơi chốn mình từng đi về trong suốt hàng chục năm qua bỗng một ngày tan hoang. Những người dân bản thân quen giờ chỉ có thể nhìn lại trong bức ảnh chụp vào Ngày hội Đại đoàn kết một năm về trước… Xót xa, đau lòng lắm! Mình phải biến đau thương thành hành động để giúp đồng bào” là những lời tâm sự nghẹn ngào của bà Đặng Thị Sinh, Phó Chủ tịch HĐND xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà về trận lũ kinh hoàng vừa quét qua mảnh đất này.

fbytzltw