Thông qua 2 nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, chiều 22/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 2 nghị quyết về thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Quốc hội biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024.

Quốc hội biểu quyết thông qua 2 Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024.

Giám sát quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Sau khi nghe Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội về 2 dự thảo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”; và “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Cụ thể, kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 452 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 91,50% tổng số đại biểu Quốc hội) thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng đoàn.

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Chuyên đề giám sát này nhằm đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Đồng thời, đề xuất, kiến nghị nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, nhất là sau khi Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6.

Phạm vi giám sát là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2015 đến hết ngày 31/12/2023 trên phạm vi cả nước.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp chiều 22/6.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp chiều 22/6.

Nội dung giám sát tập trung vào việc ban hành chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2015-2023; tình hình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội; thực trạng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội…

Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm Trưởng đoàn.

Nghị quyết về thành lập Đoàn giám sát này được 469 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 94,94% tổng số đại biểu Quốc hội.

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”.

Chuyên đề giám sát này nhằm đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội trong các trường hợp tương tự; các cơ chế, chính sách, giải pháp đặc thù triển khai các dự án quan trọng quốc gia, đồng thời đề xuất, kiến nghị các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.

Phạm vi giám sát là việc thực hiện Nghị quyết 43/2023/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội từ khi ban hành Nghị quyết đến hết ngày 31/12/2023 trên phạm vi cả nước.

Việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng quốc gia (Dự án sân bay Long Thành; dự án đường bộ cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2017-2020 và 2021-2025; dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu giai đoạn 1; dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng giai đoạn 1) từ khi ban hành Nghị quyết đến ngày 31/12/2023 theo từng dự án cụ thể...

Không yêu cầu các Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức giám sát

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội về 2 dự thảo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội về 2 dự thảo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024.

Trước đó, báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội về 2 dự thảo Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, một số ý kiến đề nghị tại các tỉnh, thành phố mà Đoàn giám sát của Quốc hội dự kiến tiến hành giám sát trực tiếp thì Đoàn đại biểu Quốc hội không tổ chức giám sát mà cử đại diện tham gia Đoàn giám sát.

Đối với các tỉnh, thành phố khác thì Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức giám sát và gửi báo cáo kết quả về Đoàn giám sát của Quốc hội.

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, từ kinh nghiệm triển khai các chuyên đề giám sát từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến nay, để tạo điều kiện cho các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc của các địa phương chủ động trong xây dựng kế hoạch giám sát của mình.

Đồng thời, để tránh chồng chéo, giảm tải cho các địa phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất, tùy theo tính chất từng chuyên đề, các địa phương sẽ không tổ chức giám sát song song với Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Do đó, dự thảo Nghị quyết thành lập 2 Đoàn giám sát chuyên đề này không yêu cầu các Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức giám sát.

Điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 5

Kết quả biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV.

Kết quả biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV.

Trước đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV.

Sau khi nghe Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo về việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình kỳ họp. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 446 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 90,28%.

Theo chương trình được thông qua, chiều 22/6, Quốc hội biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết về việc thành lập 2 Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2024; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; đồng thời thảo luận ở hội trường về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Tiếp đó, ngày 23/6, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi); biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi); đồng thời thảo luận ở hội trường về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Quốc hội làm việc ngày cuối cùng vào ngày 24/6, tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”; đồng thời Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở…

Cũng trong ngày 24/6, Quốc hội sẽ họp riêng để bàn về công tác nhân sự. Trong buổi chiều cùng ngày, Quốc hội họp phiên bế mạc.

Trước khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; Nghị quyết Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, trong đó quy định về: Việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 và chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

fb yt zl tw