Thông cáo báo chí số 22, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Thứ Năm, ngày 29/5/2025, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tiếp tục ngày làm việc thứ hai mươi hai, cũng là ngày làm việc cuối của Đợt 1 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

bgp-4021-1685-8673.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết thúc Đợt 1 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

BUỔI SÁNG

Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để tiến hành các nội dung sau:

- Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Tại phiên thảo luận có 9 đại biểu Quốc hội phát biểu. Đa số các ý kiến đại biểu nhất trí với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu tập trung thảo luận về: thẩm quyền quyết định cho vay, lãi suất và tài sản bảo đảm của khoản vay đặc biệt; quyền thu giữ tài sản bảo đảm; kê biên tài sản của người phải thi hành án đang được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu; hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự, là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong vụ việc vi phạm hành chính; chuyển nhượng tài sản bảo đảm; khuyến khích phát triển thị trường mua bán nợ xấu; tỷ lệ sở hữu cổ phần; quy định chuyển tiếp; điều khoản thi hành.

Một số ý kiến đại biểu đề nghị rà soát, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và sự thống nhất với các quy định của pháp luật có liên quan. Kết thúc phiên thảo luận, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

- Nội dung 2: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công. Tại phiên thảo luận có 11 đại biểu Quốc hội phát biểu. Các ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành dự thảo Nghị quyết; đồng thời, các đại biểu thảo luận, đóng góp thêm một số nội dung về: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; thẩm quyền xét xử, khởi kiện vụ án dân sự công ích; nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên tại phiên tòa; các biện pháp kiểm tra, xác minh, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ và đình chỉ việc kiểm tra, xác minh; nguyên tắc tiến hành hòa giải; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông báo và kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, trách nhiệm thực hiện việc khởi kiện; hiệu lực thi hành.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đại biểu đề nghị rà soát nội dung của dự thảo Nghị quyết để bảo đảm tính thống nhất với Bộ luật Tố tụng dân sự và các quy định của pháp luật có liên quan; đồng thời, khẩn trương ban hành văn bản chi tiết, hướng dẫn và tổ chức thực thi có hiệu quả ngay sau khi Nghị quyết được Quốc hội thông qua và có hiệu lực.

Kết thúc phiên thảo luận, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

BUỔI CHIỀU

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để tiến hành các nội dung sau:

- Nội dung 1: Quốc hội nghe Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 463 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96,86% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 461 đại biểu tán thành (bằng 96,44 % tổng số đại biểu Quốc hội), có 2 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,42% tổng số đại biểu Quốc hội).

- Nội dung 2: Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam. Tại phiên thảo luận có 8 đại biểu Quốc hội phát biểu, trong đó, đa số các ý kiến đại biểu nhất trí với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam. Để góp phần hoàn thiện dự thảo Luật, các đại biểu tập trung thảo luận về: điều kiện được nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam; trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam; quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam; quan hệ giữa nhà nước với công dân; giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam; điều khoản chuyển tiếp.

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Sau đó, Quốc hội nghe Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu kết thúc chương trình đợt 1, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Không để đất nước lỡ cơ hội phát triển vì điểm nghẽn của pháp luật

Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV: Không để đất nước lỡ cơ hội phát triển vì điểm nghẽn của pháp luật

Sáng 23/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.

Tiếp tục là cầu nối vững chắc trong mối quan hệ máu thịt 'Đảng vì dân, dân tin Đảng'

Tiếp tục là cầu nối vững chắc trong mối quan hệ máu thịt 'Đảng vì dân, dân tin Đảng'

Sáng 23/6, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương làm việc với Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương về kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng thời gian qua, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Khẳng định vị thế, vai trò và đóng góp của Việt Nam trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực

Khẳng định vị thế, vai trò và đóng góp của Việt Nam trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sắp tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại thành phố Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc. Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình trả lời phỏng vấn về mục đích, ý nghĩa chuyến thăm. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Hội nghị toàn quốc tổng kết 2 chương trình mục tiêu quốc gia và 2 phong trào thi đua về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững

Hội nghị toàn quốc tổng kết 2 chương trình mục tiêu quốc gia và 2 phong trào thi đua về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững

Chiều 22/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; phong trào thi đua  “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, phong trào “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, giai đoạn 2021 - 2025.

Thủ tướng chủ trì hội nghị "3 trong 1" về nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng chủ trì hội nghị "3 trong 1" về nhiều nội dung quan trọng

Sáng 22/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị "3 trong 1" về các nội dung quan trọng: phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (lần thứ 5); phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT (lần thứ 18); hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 (lần thứ 2).

Tập trung mọi nguồn lực để đưa chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động chính thức từ ngày 1/7/2025

Tập trung mọi nguồn lực để đưa chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động chính thức từ ngày 1/7/2025

Tại Kỳ họp thứ 31, HĐND tỉnh khóa XVI, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng. Báo Lào Cai trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường:

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách, chế độ đối với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách, chế độ đối với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 21/6/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

fb yt zl tw