Thảo luận lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi)

Chuẩn bị nội dung Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, sáng 4/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh phối hợp với Toà án nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức hội nghị thảo luận lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi).

IMG_20231004_123045.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Sùng A Lềnh và Chánh án TAND tỉnh Hoàng Thị Hồng Hạnh chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị còn có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.

IMG_20231004_123019.jpg
IMG_20231004_123252.jpg
Ông Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và bà Hoàng Thị Hồng Hạnh, Chánh án TAND tỉnh chủ trì hội nghị.

Việc sửa đổi Luật Tổ chức TAND nhằm tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của TAND; xây dựng hệ thống tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính; hoàn thành trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) gồm 9 chương, 151 điều, trong đó bổ sung 51 điều mới, sửa đổi 93 điều, giữ nguyên 7 điều. So với Luật Tổ chức TAND năm 2014, dự thảo luật giảm 2 chương, tăng thêm 54 điều. Dự thảo Luật đã bám sát mục đích, quan điểm chỉ đạo và cụ thể hóa 6 nhóm chính sách đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 89/2023/QH15 ngày 2/6/2023.

Bố cục của dự thảo luật gồm: Những quy định chung; nhiệm vụ, quyền hạn của TAND; hội đồng tư pháp quốc gia; tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác trong TAND; hội thẩm; tổ chức xét xử; bảo đảm hoạt động của TAND; điều khoản thi hành.

Tại hội nghị đã có hơn 10 ý kiến thảo luận góp ý xây dựng Luật Tổ chức TAND (sửa đổi). Các ý kiến cụ thể, sâu sắc, đưa ra nhiều góc nhìn khác nhau về một vấn đề. Nhiều nội dung dự thảo luật chưa có độ chính xác cao đã được đưa ra thảo luận sôi nổi.

IMG_20231004_123235.jpg
IMG_20231004_123320.jpg
IMG_20231004_123207.jpg
IMG_20231004_123345.jpg
Các đại biểu sôi nổi đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi).

Trong đó, đại biểu tham dự hội nghị cơ bản thống nhất cao với nội dung dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi). Một số ý kiến cho rằng việc bổ sung nội hàm quyền tư pháp và dự thảo luật là hết sức cần thiết, quan trọng, phù hợp với thông lệ quốc tế; đề nghị bỏ thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của toà án; thống nhất với quy định theo hướng tòa án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ; cần đặt ra trách nhiệm của toà án trong việc hướng dẫn và hỗ trợ thu thập chứng cứ để bảo vệ đối tượng yếu thế.

Đại biểu thống nhất với chủ trương thành lập các toà án chuyên biệt để tăng tính chuyên nghiệp của tòa án trong việc giải quyết một số loại án có tính chất đặc thù, đòi hỏi tính chuyên môn sâu; tán thành phương án của dự thảo luật về việc hình thành thiết chế hội đồng tư pháp quốc gia; giữ nguyên nhiệm kỳ của thẩm phán theo quy định hiện hành; có chế độ bảo vệ thẩm phán; đổi mới về chế định hội thẩm nhân dân.

Một số đại biểu cũng đề nghị làm rõ địa vị pháp lý của hội đồng tư pháp quốc gia...; góp ý về sửa đổi từ ngữ không phù hợp trong dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi).

Phát biểu tại hội nghị, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Sùng A Lềnh đánh giá cao các ý kiến chất lượng của đại biểu, từ đó góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng dự thảo luật.

Những ý kiến, kiến nghị tại hội nghị này sẽ được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổng hợp, hoàn thiện để trình Quốc hội vào Kỳ họp thứ 6 sắp tới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẳng định vai trò, đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Khẳng định vai trò, đóng góp của Việt Nam vì hòa bình, hợp tác và phát triển

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Lula da Silva, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Brazil.

Công cuộc cải cách thể chế của Việt Nam không chỉ mang ý nghĩa nội tại, mà còn có giá trị tham khảo trên quy mô toàn cầu

Công cuộc cải cách thể chế của Việt Nam không chỉ mang ý nghĩa nội tại, mà còn có giá trị tham khảo trên quy mô toàn cầu

Các Đại sứ, đại diện các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài bày tỏ sự đồng tình, phấn khởi, tự hào cũng như quyết tâm đồng hành cùng nhân dân cả nước hiện thực hóa “bước chuyển mình chiến lược”, đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển thịnh vượng.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật 'Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự giao lưu nghệ thuật 'Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành'

Nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Đảng bộ Quân đội và toàn quân, tối 3/7, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Khắc ghi lời Bác - vang nhịp quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và chủ trì chương trình giao lưu.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy vai trò 'kiến trúc sư thể chế'

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phát huy vai trò 'kiến trúc sư thể chế'

Chiều 3-7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp giao ban với các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, dự kiến nhiệm vụ trọng tâm tháng 7 và các tháng cuối năm 2025.

fb yt zl tw