Tập trung cao độ chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9

Sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc sáng 7/1, hoàn thành nội dung chương trình đề ra.

Bế mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)

Bế mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tại phiên họp thường kỳ đầu tiên của năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý 4 dự án luật: Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Luật Việc làm (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ trì soạn thảo của Chính phủ bám sát kết luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại các cuộc họp để tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo bảo đảm thuyết phục để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét thông qua 2 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc thực hiện dân chủ trong nội bộ các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Hội đồng nhân dân các cấp.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Công tác đại biểu, Ban Dân nguyện phối hợp với Thường trực Ủy ban Pháp luật để hoàn thiện hai dự thảo Nghị quyết này, trình Chủ tịch Quốc hội ký ban hành. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội lưu ý những nội dung liên quan đến việc thay đổi chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan khi thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy để quy định cho phù hợp.

Cũng tại phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội hoàn thành xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 12/2024; cho ý kiến về đề cương giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành”. Đặc biệt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc. (Ảnh: DUY LINH)
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc. (Ảnh: DUY LINH)

Nhấn mạnh từ nay đến khi diễn ra kỳ họp chỉ còn khoảng 1,5 tháng (trong đó có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày), tại kỳ họp bất thường lần này, Quốc hội sẽ xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung nhiều luật, nghị quyết để phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị quyết 18... Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan, tổ chức phải thực hiện khẩn trương, chuẩn bị các điều kiện cho kỳ họp; làm việc ngày đêm, kể cả thứ bảy, chủ nhật để cụ thể các nội dung của kỳ họp.

“Khi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương có Nghị quyết thì Quốc hội phải thể chế hóa các Nghị quyết đó để triển khai trong việc sắp xếp bộ máy”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, nội dung Kỳ họp bất thường lần thứ 9 tập trung vào sửa đổi các luật, nghị quyết liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy như Luật Tổ chức chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật… Toàn bộ các nội dung dự kiến trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9 đang trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, tài liệu; đối với một số nội dung bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 cần chuẩn bị sớm, đầy đủ, bảo đảm chất lượng.

Theo dự kiến, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 diễn ra trong 4,5 ngày nhưng có thể thay đổi linh hoạt để giải quyết hết những nội dung liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan đẩy nhanh tiến độ soạn thảo các dự án luật trình tại Kỳ họp; các cơ quan của Quốc hội phối hợp bám sát để theo dõi tiến độ thẩm tra các dự án luật, dự thảo nghị quyết ngay sau khi có Tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Sau phiên họp, Chủ tịch Quốc hội giao Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng xây dựng báo cáo để báo cáo Bộ Chính trị về những nội dung trình tại Kỳ họp bất thường để trình Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cùng với việc chuẩn bị cho Kỳ họp bất thường lần thứ 9, các cơ quan Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội cần tập trung cao độ để triển khai tổng kết Nghị quyết 18, hoàn thành các đề án quy định, văn bản bảo đảm tiến độ trình Hội nghị Trung ương giữa tháng 2/2025, nhất là các nhiệm vụ cần hoàn thành trước ngày 15/1 theo yêu cầu của Ban chỉ đạo Trung ương.

Bên cạnh những nhiệm vụ then chốt nêu trên, Chủ tịch Quốc hội cho biết, trong thời gian tới các cơ quan cũng cần phải chuẩn bị tốt việc tổ chức thành công Diễn đàn Quốc hội về hoạt động giám sát; Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), Diễn đàn Nghị viện về Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu và các sự kiện liên quan do Việt Nam đăng cai tổ chức tại thành phố Cần Thơ từ ngày 21-24/1/2025.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ phân công Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì diễn đàn về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu.

“Đây là hội nghị lớn, có nhiều Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội các nước đến tham dự, tôi đề nghị Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì hội nghị. Đồng thời, cần xây dựng và triển khai các hoạt động của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội bảo đảm chu đáo, thiết thực, hiệu quả”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Infographic] Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi

[Infographic] Chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi

Theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ, trường hợp có tuổi đời đủ 10 năm trở xuống so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường và đủ 5 năm trở xuống so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn và đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để nghỉ hưu thì được hưởng 3 chế độ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định.

Chiến thắng ngày 7/1/1979 - biểu tượng cao đẹp của tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng, chí nghĩa, chí tình của Quân đội và nhân dân Việt Nam

Chiến thắng ngày 7/1/1979 - biểu tượng cao đẹp của tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng, chí nghĩa, chí tình của Quân đội và nhân dân Việt Nam

Cách đây vừa tròn 46 năm, vào ngày 7/1/1979, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã mở cuộc tổng công kích, giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh, đánh đổ tập đoàn phản động Pôn Pốt - Iêng Xari.

Vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế

Vị thế Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế

Là thành viên chính thức của Liên hợp quốc trong gần nửa thế kỷ qua, Việt Nam ngày càng được cộng đồng quốc tế tin tưởng, đánh giá cao bởi vai trò và những đóng góp tích cực, hiệu quả về nhiều vấn đề quan trọng, mang tính cấp bách toàn cầu. Nổi bật là các hoạt động gìn giữ, củng cố nền hòa bình thế giới cùng các sáng kiến phát triển bền vững, bảo vệ, thúc đẩy và nâng cao quyền con người…

Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở và công tác tôn giáo

Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở và công tác tôn giáo

Đó là chỉ đạo của đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo, thực hiện dân chủ ở cơ sở tỉnh tại Hội nghị tổng kết công tác tôn giáo, thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024 và tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 101-KL/TW của Ban Bí thư được Tỉnh ủy tổ chức chiều 6/1.

Bám sát tinh thần đổi mới tư duy lập pháp, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Bám sát tinh thần đổi mới tư duy lập pháp, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền

Sáng 6/1, tại Nhà Quốc hội, Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Trong thời gian 1,5 ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét 9 nội dung về công tác xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng.

[Infographic] Người nghỉ hưu trước tuổi từ 5 năm trở xuống không bị giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu

[Infographic] Người nghỉ hưu trước tuổi từ 5 năm trở xuống không bị giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm và cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng. Theo đó, người nghỉ hưu trước tuổi đối với thời gian từ 5 năm trở xuống sẽ được hưởng một số chính sách ưu tiên.

fb yt zl tw