Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng:

Tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp

Thời gian qua, thuế giá trị gia tăng đã 3 lần được điều chỉnh giảm và có tác động tích cực đến sức cầu tiêu dùng cũng như nền kinh tế.

Trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn gặp khó khăn, Chính phủ đã đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng cuối năm 2024. Đây là giải pháp quan trọng nhằm tăng sức đề kháng cho doanh nghiệp và hỗ trợ nền kinh tế phát triển.

Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% góp phần giảm giá hàng hóa, kích thích tiêu dùng, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Sản xuất nhựa Việt Nhật (huyện Thanh Oai).

Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% góp phần giảm giá hàng hóa, kích thích tiêu dùng, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH Sản xuất nhựa Việt Nhật (huyện Thanh Oai).

Kích cầu tiêu dùng

Thời gian qua, Quốc hội đã 3 lần ban hành nghị quyết giảm 2% thuế giá trị gia tăng. Lần thứ nhất, từ ngày 1/2 đến 31/12/2022; lần thứ hai, từ ngày 1/7 đến 31/12/2023; lần thứ ba, từ ngày 1/1 đến 30/6/2024.

Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về kết quả của chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng, năm 2022, giá trị hỗ trợ doanh nghiệp và người dân là khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa, đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 19,8% so với năm 2021. Năm 2023, việc giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong 6 tháng cuối năm đã hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tổng cộng khoảng 23,4 nghìn tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý III-2023 tăng 7,5%, quý IV-2023 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6% so với năm trước.

Đến năm 2024, việc giảm thuế giá trị gia tăng trong 3 tháng đầu năm 2024 đã hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khoảng 11,4 nghìn tỷ đồng (số thuế giá trị gia tăng tại khâu nhập khẩu giảm khoảng 4 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 1,3 nghìn tỷ đồng/tháng; số thuế giá trị gia tăng nội địa giảm khoảng 7,4 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 2,4 nghìn tỷ đồng/tháng).

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính chung quý I-2024 đạt hơn 1.537 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trong nước quý I-2024 tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020 - 2023.

Chính phủ đánh giá, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% đã góp phần giảm giá hàng hóa thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó kích thích tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩm và tác động ngược trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động.

Ước giá trị hỗ trợ khoảng 24 nghìn tỷ đồng

Người dân mua hàng tại Trung tâm thương mại Aeon Mall (quận Long Biên).

Người dân mua hàng tại Trung tâm thương mại Aeon Mall (quận Long Biên).

Sau thời gian dài chống chịu với dịch Covid-19, doanh nghiệp trong nước đang trong quá trình phục hồi nên hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn. Tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp và khó dự báo; sự phục hồi của các đối tác thương mại lớn chậm, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng...

Trong nước, mặc dù nhiều ngành, lĩnh vực có triển vọng tích cực; nhiều chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quả, song khó khăn, thách thức vẫn nhiều hơn thời cơ, thuận lợi. Tổng cầu tiêu dùng trong nước được xem là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, do vậy cần tiếp tục có giải pháp về chính sách tài chính hiệu quả hơn.

Trong các chính sách tài khóa, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% trong 6 tháng cuối năm 2024. Theo tính toán, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024, ngân sách giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng nhưng doanh nghiệp, người dân tiếp tục được trợ lực, tăng sức đề kháng.

Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Nội Nguyễn Thị Kim Dung cho biết, từ khi thuế giá trị gia tăng được điều chỉnh giảm, việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, việc giảm sắc thuế này còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí khi mua nguyên, nhiên, vật liệu và các yếu tố đầu vào khác, tương đương tỷ lệ giảm thuế trong tổng doanh số mua vào của doanh nghiệp. Số tiền này được đưa vào tái đầu tư, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh.

“Chúng tôi rất vui mừng khi thời gian tới, thuế giá trị gia tăng có thể tiếp tục giảm. Hy vọng đề xuất của Chính phủ sẽ được thông qua, cùng với sự hỗ trợ của nhiều chính sách khác giúp doanh nghiệp hồi phục nhanh hơn”, bà Nguyễn Thị Kim Dung chia sẻ.

Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc:

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất

Giảm thuế giá trị gia tăng là một trong những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất, bởi với giảm thuế giá trị gia tăng, diện điều chỉnh thuế rất rộng. Giảm thuế giá trị gia tăng đi đôi với việc giảm giá bán hàng hóa, dịch vụ tương ứng với số thuế được giảm. Khi sản phẩm được giảm giá, người tiêu dùng chi tiêu, mua hàng hóa nhiều hơn, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn. Dù dịch Covid-19 đã qua nhưng doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, bởi những tác động bên ngoài. Vì vậy, việc Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng cuối năm 2024 là giải pháp hợp lý, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, phục hồi và phát triển.

Những lần giảm thuế giá trị gia tăng trước, số tiền thu ngân sách từ sắc thuế này giảm, cho thấy Nhà nước đã chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh, từ đó doanh nghiệp đóng góp trở lại vào ngân sách nhà nước.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội Mạc Quốc Anh:

Nên giảm thuế với hàng hóa chịu thuế 10%

Với doanh nghiệp, trong bối cảnh khó khăn, mọi sự hỗ trợ đều rất quan trọng. Thời gian qua, doanh nghiệp đã được hỗ trợ mạnh từ việc giảm thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách này, doanh nghiệp phát sinh một số vướng mắc về việc xác định hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng, bởi tính chất đa dạng, đa chức năng của hàng hóa, dịch vụ. Có không ít trường hợp hàng hóa đồng nhất về tên gọi, chức năng, song lại khác biệt về thành phần, cấu tạo, cơ chế hoạt động nên phải áp dụng chính sách thuế khác nhau, dẫn đến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xuất hóa đơn.

Cộng đồng doanh nghiệp rất vui mừng khi vừa qua Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng cuối năm 2024. Để thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai chính sách, chúng tôi mong muốn, nếu nguồn lực hỗ trợ được nhiều hơn thì nên giảm 2% thuế giá trị gia tăng với tất cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%.

Chị Nguyễn Thị Thúy Lan (phường Văn Quán, quận Hà Đông):

Người dân hưởng lợi trực tiếp

Tôi được biết thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, cấu thành trong giá bán của hàng hóa, dịch vụ. Vì thế, về mặt lý thuyết, khi giảm 2% thuế giá trị gia tăng thì giá hàng hóa, dịch vụ sẽ giảm tương ứng. Do đó, người dân là đối tượng hưởng lợi trực tiếp khi điều chỉnh giảm sắc thuế này. Là người nội trợ trong gia đình, mỗi lần đi chợ, tôi đều phải “cân đong, đo đếm” để chi tiêu ở mức hợp lý nhất. Có thể nói, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đã giúp ích cho người dân khi mua hàng hóa. Dù mức giá giảm không quá mạnh, song trong bối cảnh khó khăn, mọi hỗ trợ đều đáng quý, góp phần giúp người dân bớt được gánh nặng.

Hàng hóa, dịch vụ giảm giá sẽ kích thích tiêu dùng, từ đó doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn. Tôi hy vọng khi thuế giá trị gia tăng tiếp tục được giảm, sức tiêu thụ sản phẩm tăng, doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, tạo nhiều việc làm hơn, kinh tế tăng trưởng tốt, từ đó thu nhập của người dân được cải thiện hơn.

Báo Hànộimới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở mới

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 62/2024/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 75/2024/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của Chính phủ.

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Chiều 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) tới 63 điểm cầu trên toàn quốc.

Nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội

Như Báo Lào Cai đã đưa tin, sáng 26/7, Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40) đã diễn ra. Sau phát biểu khai mạc của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, hội nghị đã được nghe báo cáo đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Tiếp thêm nguồn lực cho tín dụng chính sách

Mặc dù là tỉnh nghèo nhưng Lào Cai luôn quan tâm, dành nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, qua đó tiếp thêm nguồn lực cho các địa phương đẩy mạnh công cuộc giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Cải thiện các chỉ số thành phần, nâng cao thứ hạng PCI 2024

Cải thiện các chỉ số thành phần, nâng cao thứ hạng PCI 2024

Theo bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2023, tỉnh Lào Cai đạt 67,38 điểm, xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố, giảm 15 bậc so với năm 2022 (11/63). Bên cạnh đó, xếp hạng Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI 2023) lần thứ hai được VCCI công bố, Lào Cai xếp ngoài top 30.

Vì sao tăng trưởng GRDP của Lào Cai thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước?

Vì sao tăng trưởng GRDP của Lào Cai thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước?

Quý II/2024, tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) mặc dù cao hơn quý II/2023 và quý I/2024 nhưng vẫn thấp hơn mức tăng bình quân của cả nước. Để thấy được nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng GRDP của tỉnh trong quý II thấp hơn mức tăng bình quân chung của cả nước, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Phan Trung Bá, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.

fbytzltw