Tăng cường hiệu quả quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Chiều 23/9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung phiên họp. (Ảnh: DUY LINH)

Trình bày dự thảo Báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát nhấn mạnh, mục tiêu của chuyên đề giám sát là đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, rút ra bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Đồng thời, đề xuất, kiến nghị nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan, nhất là sau khi Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6.

Đoàn giám sát xác định đây là chuyên đề giám sát khó; nội dung, phạm vi giám sát rộng do thị trường bất động sản và nhà ở xã hội liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều Bộ, ngành, địa phương; trong thời kỳ giám sát đã có nhiều sự thay đổi về chính sách, pháp luật; thị trường bất động sản trong thời kỳ giám sát không chỉ bao gồm những dự án mới triển khai mà còn có nhiều dự án đã tồn tại, giao dịch trên thị trường bất động sản bao gồm cả những giao dịch dân sự của người dân, dẫn đến có những thông tin, số liệu không thể thu thập đầy đủ.

Ông Vũ Hồng Thanh cho biết, Đoàn giám sát đã tổ chức 4 Phiên họp; tổ chức 3 Đoàn công tác làm việc trực tiếp với 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, làm việc với Chính phủ, 8 bộ, ngành, cơ quan Trung ương, tổ chức các tọa đàm tham vấn ý kiến các chuyên gia, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp, ngân hàng thương mại; tham khảo, kế thừa kết quả giám sát trước đó có liên quan, kết quả tổng kết thi hành các luật và kết quả kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan chuyên môn.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát. (Ảnh: DUY LINH)

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát. (Ảnh: DUY LINH)

Dự thảo Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội cũng đã khái quát về tình hình thị trường bất động sản từ năm 2015 đến hết năm 2023; tình hình phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023; đưa ra các nhận xét về kết quả đạt được trong ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản; kết quả đạt được trong ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nhà ở xã hội.

Cùng với đó, phân tích những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; nêu các kiến nghị cụ thể đối với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan...

Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày dự thảo Báo cáo tóm tắt, thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo kết quả giám sát và dự thảo Nghị quyết.

Dự kiến, sau phiên họp này, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội sẽ tiếp thu ý kiến góp ý, tiếp tục hoàn thiện dự thảo, trình Quốc hội xem xét Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát, thông qua Nghị quyết chuyên đề giám sát tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai. Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị, Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhận định nhân loại đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào kỷ nguyên tốt đẹp hơn.

Hơn 271 tỷ đồng ủng hộ người dân khắc phục hậu quả thiên tai

Hơn 271 tỷ đồng ủng hộ người dân khắc phục hậu quả thiên tai

Theo thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đến 15h ngày 22/9/2024, Ban vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận đăng ký và ủng hộ của trên 6000 tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp với số tiền 271,9 tỷ đồng (trong đó Quỹ cứu trợ Trung ương là 180 tỷ đồng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm là 91,9 tỷ đồng).

Vùng cao biên cương ngày càng phát triển

Kỷ niệm 24 năm Ngày tái lập huyện Si Ma Cai (22/9/2000 – 22/9/2024): Vùng cao biên cương ngày càng phát triển

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào 15 dân tộc anh em cùng chung sống tại huyện Si Ma Cai đã đoàn kết, chung sức xây dựng và phát triển quê hương. Từ một huyện vùng cao, biên cương vừa đói, vừa nghèo nay đã khoác lên mình diện mạo hoàn toàn đổi thay.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến New York dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc

Vào lúc 17h05 chiều 21/9 theo giờ địa phương (sáng 22/9 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế J.F. Kennedy, thành phố New York, Hoa Kỳ, bắt đầu chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh công khai thống kê số tiền ủng hộ người dân khắc phục hậu quả thiên tai

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh công khai thống kê số tiền ủng hộ người dân khắc phục hậu quả thiên tai

Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đến 15h ngày 21/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của hơn 6.000 tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền 268,378 tỷ đồng (trong đó Quỹ cứu trợ Trung ương: 180 tỷ đồng; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, nhà hảo tâm: 88,378 tỷ đồng).

Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trao tặng 1 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trao tặng 1 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai

Chiều 21/9, ông Hoàng Minh Tế, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cùng đoàn công tác Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai đã trao ủng hộ cho người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả thiên tai.

Thị xã Sa Pa: 1.046 học sinh được hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn

Thị xã Sa Pa: 1.046 học sinh được hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn

Sáng 21/9, Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với Trung tâm Đào tạo sát hạch lái xe cơ giới đường bộ, Trường Cao đẳng Lào Cai, Ban An toàn giao thông thị xã Sa Pa tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; hướng dẫn kỹ năng điều khiển xe máy điện, xe gắn máy an toàn tại Trường THPT số I thị xã Sa Pa.

Bão lũ và những điều mất - được

Bão lũ và những điều mất - được

Thiên tai, bão lũ hay bất cứ một sự rủi ro nào là điều chẳng ai mong muốn. Có điều trong hoạn nạn, mỗi người Việt Nam chúng ta mới thật sự có trải nghiệm, cảm nhận, thấu hiểu được đâu là mất mát, đau thương, đâu là giá trị của yêu thương, hạnh phúc. Qua cơn bão số 3 đã phần nào khắc họa giá trị đó.

fbytzltw