Tăng cường bảo vệ các loài chim di cư

Thời gian qua, tại một số chợ ở các địa phương tái diễn tình trạng người dân bày bán các loài chim hoang dã được bẫy bắt từ tự nhiên. Hiện đang là thời điểm mùa chim di cư từ phía Bắc về phía Nam để tránh rét, do đó lực lượng kiểm lâm các huyện, thành phố  thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo vệ đàn chim di cư, bảo tồn đa dạng sinh học.

66.jpg
Chim hoang dã được bán tại chợ Nguyễn Du, phường Kim Tân.

Từ cuối tháng 9 đến tháng 11 hằng năm là thời điểm các loài chim di cư từ phía Bắc về phía Nam tránh rét. Lào Cai có các vùng đất ven sông, suối là khu vực được xác định có nhiều loài chim di cư về lưu trú. Lợi dụng điều này, không ít người dân đã dùng bẫy lưới, bẫy keo để săn bắt chim di cư, mổ thịt hoặc làm cảnh. Ngay tại chợ Nguyễn Du, phường Kim Tân, thành phố Lào Cai cũng có người bày bán các loài chim được bẫy, bắt từ tự nhiên như cò, cuốc ... Không chỉ ở chợ, hiện nay trên một số trang facebook của các cá nhân cũng công khai đăng bán các loài chim, cò được bẫy từ tự nhiên.

55.jpg
44.jpg
Các loài chim di cư được rao bán trên mạng xã hội.

Trước thực tế đang diễn ra, lực lượng kiểm lâm tại các huyện, thành phố đã quyết liệt vào cuộc tuần tra, kiểm soát và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để bảo vệ các loài chim di cư.

Ngày 27/10,tại huyện Bát Xát, chỉ trong vòng 1 giờ đi tuần tra các khu vực ven sông Hồng, thuộc địa phận xã Bản Qua, lực lượng kiểm lâm đã thu giữ và tiêu hủy tại chỗ hơn 100m lưới để bẫy chim do người dân giăng lên. Thời điểm này, mỗi ngày Hạt Kiểm lâm huyện Bát Xát đều tổ chức 1 tổ tuần tra liên tục tại địa bàn các xã. Ở các khu vực giáp biên giới, kiểm lâm đã phối hợp với bộ đội biên phòng để thực hiện tuần tra, xử lý và thu giữ các loại dụng cụ đánh bắt, bẫy chim tự nhiên.

11.jpg
Kiểm lâm huyện Bát Xát thu giữ và tiêu hủy nhiều lưới bẫy chim.

Ông Bùi Quốc Túy, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bát Xát, cho biết, huyện Bát Xát có 98km đường biên giáp với Trung Quốc, chim di cư thì thường trú ngụ dọc theo bờ sông, suối vào ban đêm, nên các đối tượng thường theo dõi đặt bẫy gây không ít khó khăn cho việc phát hiện xử lý. Thêm vào đó, nhu cầu mua bán chim, cò hoang dã của người dân vẫn còn nhiều với giá cao, nên các đối tượng vẫn bất chấp tham gia bẫy, bắt. Đặc biệt, hiện nay trên thị trường các loại lưới, keo, dụng cụ bẫy, bắt được bán rất rẻ…

Thời gian qua, các ngành, các cấp đã có nhiều nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư cũng như các vùng chim cần bảo tồn nghiêm ngặt. Tuy nhiên, tình trạng săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, đặc biệt là các loài chim di cư vẫn diễn ra phổ biến tại một số địa phương, gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, môi trường, tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh cho con người và sinh vật..

22.jpg

Kiểm lâm huyện Bát Xát phối hợp với bộ đội biên phòng kiểm soát bẫy, bắt chim di cư khu vực giáp biên giới.

Ông Nguyễn Xuân Sâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Thời gian qua thực hiện Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ, về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. Lực lượng Kiểm lâm trên địa bàn tỉnh đã vào cuộc quyết liệt tuyên truyền, đồng thời xử lý các hành vi bẫy, bắt chim di cư.

Qua tuần tra, kiểm soát tại các vùng trọng điểm như Bát Xát, thành phố Lào Cai, Bảo Thắng, Bảo Yên từ cuối tháng 9 đến nay, lực lượng Kiểm lâm đã thu giữ hơn 6.000m lưới; thu giữ 25 dụng cụ dùng để bẫy, bắt chim khác như loa, âm ly, ắc quy, keo dán...

Ông Nguyễn Xuân Sâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh

Thời gian tới đây, lực lượng kiểm lâm toàn tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát để ngăn chặn các hành vi bẫy, bắt, vận chuyển, tiêu thụ các loài chim di cư. Phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền các địa phương, nhất là các chợ để tăng cường tuyên truyền tới người dân không mua, bán sử dụng sản phẩm từ chim hoang dã, chim di cư.

Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ các loài chim di cư, chim hoang dã, thì người dân tại các địa phương cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ, không nên bẫy, bắt, sử dụng thịt các loài chim hoang dã, chim di cư; bởi khi không có nhu cầu sử dụng sản phẩm, thực phẩm từ chim hoang dã thì sẽ không có các đối tượng tham gia bẫy, bắt và rao bán tràn lan như hiện nay.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Từ 25/12/2024, tài khoản mạng xã hội bị khóa vĩnh viễn trong trường hợp nào?

Từ 25/12/2024, tài khoản mạng xã hội bị khóa vĩnh viễn trong trường hợp nào?

Nghị định 147/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành quy định: Việc khóa tài khoản vĩnh viễn sẽ được thực hiện đối với các tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đã bị tạm khóa từ 3 lần trở lên.

Lừa đăng ký thi viết chữ đẹp, chiếm đoạt hàng hàng chục triệu đồng

Lừa đăng ký thi viết chữ đẹp, chiếm đoạt hàng hàng chục triệu đồng

Các đối tượng đã đăng lên mạng xã hội với nội dung “Cùng Eras và Câu lạc bộ chữ đẹp Việt tôn vinh nghệ thuật viết chữ đẹp qua cuộc thi Chữ đẹp Việt Nam năm 2024 với chủ đề Tuổi thơ cho em”, rồi lôi kéo phụ huynh học sinh tham gia, chuyển phí đăng ký dự thi để chiếm đoạt hàng chục triệu đồng.

Công an tỉnh bắt giữ 307 đối tượng trong đợt cao điểm đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy

Công an tỉnh bắt giữ 307 đối tượng trong đợt cao điểm đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy

Thực hiện giai đoạn 1 của đợt cao điểm tổng điều tra, rà soát, xác minh và tập trung đấu tranh, truy quét tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh, từ ngày 1/9 đến 15/11, Công an tỉnh Lào Cai đã tiến hành điều tra, xử lý 190 vụ án, chuyên án về ma túy, bắt giữ 307 đối tượng.

fbytzltw