Sẽ sửa Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản vào 2023

UBTVQH nhận thấy, yêu cầu sửa đổi Luật Đất đai là rất cấp thiết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật; đáp ứng yêu cầu huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, sáng 24/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Nhiều tiến bộ, song vẫn chưa nghiêm

Các ý kiến cơ bản tán thành với nhận định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội rằng, công tác lập và triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh có nhiều đổi mới, tiến bộ và kết quả tích cực.

Tuy vậy, một số hạn chế, bất cập tồn tại từ lâu vẫn chưa được khắc phục, như: một số hồ sơ đề nghị xây dựng luật, nghị quyết chưa bảo đảm chất lượng, chưa đầy đủ theo quy định; việc gửi hồ sơ không ít trường hợp chưa bảo đảm thời gian theo quy định; vẫn còn tình trạng dự án đã được đưa vào Chương trình nhưng không chuẩn bị kịp để trình Quốc hội theo đúng kế hoạch.

“Những hạn chế này có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là do công tác tổ chức thực hiện chưa tốt, kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật chưa nghiêm” – Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân.
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân.

Cũng băn khoăn về kỷ cương lập pháp, Đại biểu Lê Thanh Vân – Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, việc điều chỉnh thường xuyên cho thấy tính ổn định của chương trình chưa bền vững, trong khi đây là gốc rễ thuộc quyền lập pháp của Quốc hội. “Quốc hội thông qua rồi thì hạn chế tối đa việc điều chỉnh mới tôn trọng Quốc hội” – ông Vân nói.

Vị đại biểu này đề nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là luật hoá sáng kiến của Đảng đoàn Quốc hội về chiến lược lập pháp.

“Chúng ta có chiến lược liên quan KT-XH, đầu tư công, kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm thì sao không có tầm nhìn xa hơn về xây dựng pháp luật” – ông Lê Thanh Vân đặt vấn đề.

Đại biểu cũng cho rằng, cần mở rộng thành phần soạn thảo các dự án, chú trọng các chuyên gia, nhà khoa học và đặc biệt là đối tượng chịu tác động để họ lên tiếng. Lấy ý kiến nhân dân rộng rãi về dự án có tác động rộng. “Không đưa vào chương trình các dự án mà Quốc hội đã không tán thành” – ông Lê Thanh Vân nêu quan điểm.

Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) lưu ý, các dự án luật thường có nội dung giao Chính phủ quy định chi tiết và nguyên tắc phải có văn bản dưới luật đi kèm để Quốc hội xem xét, song văn bản này lâu nay chưa được quan tâm.

Cũng theo ông An, ý kiến của các bộ, ngành liên quan về dự án luật là rất quan trọng. Song, thực tế khi thẩm tra, có dự án luật lớn, cả trăm điều song có cơ quan tham gia chỉ mấy câu như “hoàn toàn nhất trí với dự thảo”.

Phát biểu giải trình tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ này chú trọng công tác xây dựng thể chế, số lượng các cuộc họp về công tác này cũng rất nhiều, cách làm cũng có điểm khác, là sự cố gắng lớn của Chính phủ và nhận được sự đồng thuận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Đề cập các dự án Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, ông Lê Thành Long cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ trước giao Chính phủ tiếp tục hoàn thiện và các bước đang được tiến hành để xin ý kiến cấp thẩm quyền trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào chương trình.

Sửa Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản vào 2023

Về điều chỉnh Chương trình năm 2022, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, tại kỳ họp thứ 3 trình Quốc hội thông qua 5 luật, 4 nghị quyết; cho ý kiến 6 dự án luật. Trong khi đó tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) có 7 luật (gồm 01 luật theo quy trình tại một kỳ họp mới được bổ sung, 6 luật đã có trong Chương trình); cho ý kiến 7 dự án luật.

Về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình Quốc hội đối với dự án Luật này đến khi có chủ trương, định hướng, chỉ đạo của Trung ương về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai.

UBTVQH nhận thấy, yêu cầu sửa đổi Luật Đất đai là rất cấp thiết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật; đáp ứng yêu cầu huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, tạo cơ sở để sửa đổi, bổ sung đồng bộ, khắc phục những hạn chế, bất cập trong các văn bản luật khác có liên quan.

Tuy nhiên, đây là dự án luật lớn, có nhiều nội dung phức tạp, cần nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng. Mặt khác, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII (tháng 5/2022) mới tiến hành tổng kết thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW để ban hành Nghị quyết mới nên cần có thêm thời gian để nghiên cứu, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, hoàn thiện dự án Luật.

“Do đó, đề nghị Quốc hội cho phép lùi thời hạn trình dự án Luật này từ kỳ họp thứ 3 sang kỳ họp thứ 4 và vẫn giữ quy trình xem xét, thông qua tại 3 kỳ họp Quốc hội (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thứ 5, thông qua tại kỳ họp thứ 6)” – ông Hoàng Thanh Tùng cho biết.

Trong năm 2023, dự kiến tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) sẽ trình Quốc hội thông qua 6 luật và Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; cho ý kiến 6 dự án luật. Còn tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) trình thông qua 6 luật; cho ý kiến 02 dự án luật.

2 dự án luật Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) cũng dự kiến trình vào kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 cùng thời điểm thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).

Đối với 3 dự án Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đã được Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2020), nhưng chưa được Quốc hội đồng ý xem xét, thông qua, nên Chính phủ cần chuẩn bị văn bản báo cáo Quốc hội, UBTVQH về kết quả nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, hoàn chỉnh các dự án luật này, đồng thời báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền trước khi trình UBTVQH, Quốc hội xem xét quyết định đưa vào Chương trình.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt, máu trộn bùn non” (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm của Pháp vốn được coi là “pháo đài bất khả xâm phạm”, làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Rời khu rừng Đại tướng, qua cầu Tạ Khoa tới bờ hữu sông Đà, chúng tôi tiếp tục theo Quốc lộ 37 (đường 13 xưa kia), vượt chặng đường đèo dốc quanh co từ huyện Bắc Yên đến huyện Mai Sơn. Cung đường này gắn liền với hai di tích lịch sử văn hóa quốc gia là đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi - nơi đây ghi dấu những chiến công oanh liệt, những đau thương, mất mát và thực sự là bản anh hùng ca về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống thực dân Pháp của bộ đội ta trong những năm 1950 - 1954.

Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát: Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Tiếp bước dấu chân các chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến Lào Cai năm xưa tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng tôi rời thị xã Nghĩa Lộ, bám theo Quốc lộ 32 tới ngã ba Ba Khe thuộc huyện Văn Chấn (Yên Bái) thì rẽ qua Quốc lộ 37 (đường số 13 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ) để tới huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La- miền quê đã chứng kiến nhiều sự kiện, các hoạt động cách mạng hào hùng liên quan đến công cuộc giải phóng Điện Biên.

Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Rời mảnh đất Than Uyên nắng gió, tiếp tục hành trình theo dấu chân các dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, điểm đến tiếp theo của đoàn công tác Báo Lào Cai là thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Chính ở nơi đây năm xưa diễn ra chiến thắng đồn Nghĩa Lộ vang dội, mở màn cho Chiến dịch Tây Bắc tháng 10 năm 1952, tạo tiền đề cho Chiến dịch Đông Xuân 1953 -1954 mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần làm “thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới”.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Sáng 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Phiên họp nhằm tập trung thảo luận về tình hình phát triển KTXH tháng 4 và 4 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và thời gian tới cùng một số nội dung quan trọng khác như về giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. 

Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ-Cát: Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Huyện Than Uyên thuộc sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, nằm trong thung lũng cánh đồng Mường Than. Trong lịch sử, Than Uyên là một trong những điểm dừng chân của bộ đội, điểm trung chuyển quân lương của dân công hỏa tuyến từ Lào Cai và các tỉnh vùng Đông Bắc đến chiến trường Điện Biên Phủ. Có hai ngả chính từ Lào Cai đến Than Uyên là ngược Sa Pa, tới huyện Tam Đường (ngã ba Bình Lư) rồi xuôi Tân Uyên, tới Than Uyên và ngả từ huyện Văn Bàn, vượt “cửa gió” Khau Co tới Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Chiều 3/5, Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị ký kết nghị quyết liên ngành về việc phối hợp trong công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.

fb yt zl tw