Sẽ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định 27/2022/NĐ-CP trong nửa đầu tháng 6

Sáng 7/6, phát biểu tại nghị trường, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tập trung làm rõ nguyên nhân chậm triển khai; tiến độ, định hướng tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tập trung làm rõ nguyên nhân chậm triển khai; tiến độ, định hướng tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. ảnh 1
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tập trung làm rõ nguyên nhân chậm triển khai; tiến độ, định hướng tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trước Quốc hội và nhất là bà con người dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Phó Thủ tướng thẳng thắn nhìn nhận tiến độ thực hiện Chương trình này "rất chậm".

Theo số liệu thống kê, đến ngày 31/5/2023, tiến độ giải ngân năm 2022 của Chương trình chỉ đạt 58,49% vốn đầu tư phát triển; 5 tháng đầu năm 2023 đạt 17,01% vốn đầu tư phát triển.

Trong bối cảnh chỉ còn 2,5 năm để thực hiện giai đoạn 1 của Chương trình, đồng thời rất nhiều khu vực đồng bào dân tộc thiểu số thụ hưởng Chương trình này đang sống ở vùng biên cương, phên dậu của đất nước, đang cố gắng chịu đựng rất nhiều khó khăn để giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, "cho nên chúng tôi cũng nhận thấy trách nhiệm rất nặng nề trong việc này", Phó Thủ tướng bày tỏ.

Nguyên nhân chậm triển khai

Phó Thủ tướng cho rằng vấn đề xây dựng, hoàn thiện thể chế, mức độ quan tâm của các địa phương và chất lượng đội ngũ cán bộ là 3 nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc chậm triển khai Chương trình.

Về cơ chế chính sách, Chương trình tích hợp hơn 118 chính sách, 10 dự án, 22 tiểu dự án và 55 nội dung thành phần, thuộc trách nhiệm quản lý của 23 bộ, ngành Trung ương. Việc ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thuộc nhiều bộ, ngành khác nhau. Bên cạnh đó còn có sự xung đột, chồng chéo về quy định cần thời gian để sửa đổi, bổ sung.

Về mức độ quan tâm của các địa phương, Phó Thủ tướng thẳng thắn chỉ rõ "nơi nào quan tâm thì ở đó công việc chạy". Cho đến thời điểm này, vẫn còn 6 địa phương (Long An, Bình Thuận, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bến Tre) nợ văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền địa phương theo phân cấp.

Về năng lực của cán bộ, theo Phó Thủ tướng, trình độ của cán bộ trực tiếp triển khai Chương trình, nhất là ở vùng sâu vùng xa còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, quy trình, thủ tục còn phức tạp, dễ dẫn đến nguy cơ sai sót, mất cán bộ.

Ngoài ra, ở nhiều nơi còn tình trạng triển khai các dự án manh mún, dàn trải trong cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), do còn tâm lý cào bằng và cả quy định hiện hành.

Phó Thủ tướng nêu dẫn chứng qua khảo sát tại một huyện ở khu vực Tây Nguyên, cả nhiệm kỳ được phân bổ 200 tỷ đồng nhưng có đến 400 dự án. Đối với vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, việc phân bổ vốn manh mún cho một dự án hạ tầng thì khó phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, phải mất vài tháng, thậm chí một năm mới có thể hoàn tất 400 bộ hồ sơ trong khi năng lực cán bộ cơ sở còn hạn chế là rủi ro rất lớn.

Qua khảo sát tại 4 khu vực, qua các hội nghị trực tuyến và báo cáo của các địa phương về 3 Chương trình MTQG, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTGQ ghi nhận 339 vướng mắc từ cơ sở.

Cũng qua khảo sát tại địa phương, Phó Thủ tướng nêu thực tế tỉ lệ giải ngân vốn địa phương cao hơn gần đôi vốn Trung ương (98,9% so với 44,6% tính đến ngày 31/1/2023). Điều đó cho thấy những việc thuộc thẩm quyền địa phương được giải quyết rất nhanh trong khi quy định sử dụng vốn Trung ương thì còn nhiều vướng mắc. Vì thế, nhiệm vụ đầu tiên là phải hoàn thành hệ thống văn bản hướng dẫn hoàn chỉnh mới có thể triển khai Chương trình theo đúng tiến độ, yêu cầu đề ra.

Giải pháp tháo gỡ

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 71. Trong hơn 2 tháng, 18/18 bộ, ngành có 59 văn bản trả lời giải quyết 261/339 vướng mắc nêu trên, chiếm khoảng 70%.

Các vướng mắc còn lại sẽ được giải quyết thông qua việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 và ban hành một số thông tư.

Về việc sửa đổi Nghị định số 27/2022, Phó Thủ tướng cho biết đến sáng nay (7/6) đã có 23/27 ý kiến thành viên Chính phủ đồng ý, có thêm một số ý kiến góp ý. Bộ KH&ĐT được giao tổng hợp, giải trình và báo cáo Chính phủ xem xét, ban hành trước ngày 15/6.

Phó Thủ tướng cho biết Nghị định sửa đổi Nghị định 27 nhằm giải quyết 5 nhóm kiến nghị, đề xuất của các địa phương.

Thứ nhất, đây sẽ là căn cứ pháp lý để giúp các địa phương lồng ghép nguồn vốn nhằm gia tăng nguồn lực, tránh đầu tư dàn trải, manh mún.

Thứ hai, có cơ chế thông báo dự kiến mức vốn sự nghiệp trung hạn thực hiện các Chương trình MTQG cho các địa phương để các địa phương chủ động cân đối.

Thứ ba, quy định chi tiết quy trình, thủ tục hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho các hộ gia đình để có đất ở theo tiêu chuẩn.

Thứ tư, về thủ tục hỗ trợ phát triển, Nghị định sửa đổi sẽ quy định quy trình chi tiết để thực hiện cơ chế triển khai một số dự án, tiểu dự án.

Thứ năm, Nghị định sẽ đẩy mạnh phân cấp để các địa phương chủ động thực hiện những nhiệm vụ mà chỉ có địa phương mới biết phải làm như thế nào là đúng nhất.

Phó Thủ tướng khẳng định tinh thần chung là tiếp tục cố gắng nỗ lực giải quyết vấn đề phát sinh để triển khai các Chương trình MTQG theo đúng tiến độ đề ra.

Nhận xét về phần trả lời chất vấn của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá Phó Thủ tướng trả lời "rất thắng thắn" và cũng nêu "rất nhiều giải pháp tháo gỡ".

Theo Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Chuẩn bị khí thế, xung lực mới”

Hướng tới Đại hội Công đoàn tỉnh Lào Cai lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 “Chuẩn bị khí thế, xung lực mới”

Là một trong các bước tiến tới Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, trung tuần tháng 10/2023 sẽ diễn ra Đại hội Công đoàn tỉnh Lào Cai lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Nhân sự kiện chính trị quan trọng này, Báo Lào Cai có cuộc phỏng vấn ông Đặng Đình Chung, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lào Cai, sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

Những việc làm thiết thực ở Chi bộ thôn Vạch

Những việc làm thiết thực ở Chi bộ thôn Vạch

 Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị ở chi bộ thôn Vạch, xã Cam Đường (thành phố Lào Cai) đã từng bước đi vào chiều sâu và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Học và làm theo Bác, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong thôn đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với 3 dự án

Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với 3 dự án

Ngày 15/9/2023, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 34/NQ -HĐND về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Theo đó, HĐN tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với 4,5 ha rừng sản xuất là rừng trồng để thực hiện 3 dự án tại huyện Bảo Yên và huyện Bát Xát.

Lãnh đạo Quốc hội Việt Nam nhận phần thưởng cao quý của nước Cộng hòa Cuba

Lãnh đạo Quốc hội Việt Nam nhận phần thưởng cao quý của nước Cộng hòa Cuba

Tối 27/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cộng hòa Cuba Esteban Lazo Hernandez đã tham dự Lễ trao tặng Huân chương cao quý của Nhà nước Cuba tặng 7 Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội Việt Nam, nhằm ghi nhận, vinh danh những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước và quan hệ tốt đẹp giữa hai Quốc hội.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong tiếp xúc cử tri thành phố Lào Cai

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong tiếp xúc cử tri thành phố Lào Cai

Chiều 27/9, tại Nhà văn hóa phường Bình Minh, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai và các đại biểu Quốc hội của tỉnh đã tiếp xúc với cử tri thành phố Lào Cai, chủ yếu là các xã, phường phía Nam.

Đảng viên tuổi 18

Đảng viên tuổi 18

Từ năm 2020 đến nay, tại các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có 14 học sinh được kết nạp Đảng khi đang là học sinh THPT. Quá trình phấn đấu, trưởng thành của các đảng viên trẻ đã truyền cảm hứng cho nhiều học sinh khác.

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong tiếp Đoàn công tác Tập đoàn Viettel

Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong tiếp Đoàn công tác Tập đoàn Viettel

Chiều 27/9, tại Trụ sở Tỉnh ủy, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi tiếp Đoàn công tác Tập đoàn Viettel do Thiếu tướng Nguyễn Thanh Nam, Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn làm trưởng đoàn đang có chuyến công tác, làm việc tại tỉnh Lào Cai.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị định hướng nhiệm vụ những tháng cuối năm

Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị định hướng nhiệm vụ những tháng cuối năm

Sáng 27/9, dưới sự chủ trì của đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVI đã tổ chức Hội nghị lần thứ 55 nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng, bàn phương hướng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023 và triển khai một số nhiệm vụ quan trọng khác.

Cử tri thị xã Sa Pa kiến nghị 23 nội dung đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

Cử tri thị xã Sa Pa kiến nghị 23 nội dung đến Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

Sáng 27/9, tại Nhà văn hóa xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa), Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh gồm các ông: Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Hà Đức Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy Si Ma Cai (đại biểu Quốc hội khóa XV) đã tiếp xúc cử tri các xã Mường Hoa, Tả Van, Thanh Bình và phường Cầu Mây (thị xã Sa Pa).

Những chuyến bay đêm và vị thế, vai trò Việt Nam với những cơ hội mang tầm chiến lược

Những chuyến bay đêm và vị thế, vai trò Việt Nam với những cơ hội mang tầm chiến lược

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc rất tốt đẹp chuyến công tác tại Tây bán cầu, tham dự Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78 và tiến hành các hoạt động song phương tại Hoa Kỳ từ ngày 17 - 23/9, thăm chính thức Brazil từ ngày 23 - 26/9.

fb yt zl tw