Ra mắt bộ sách kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ sách chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) có hơn 30 cuốn.

Sáng 16/4, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phối hợp cùng Công ty cổ phần Tri thức văn hóa sách Việt Nam ra mắt bộ sách chào mừng kỷ niệm 70 năm (7/5/1954 - 7/5/2024).

Bộ sách thu hút sự quan tâm của công chúng.
Bộ sách thu hút sự quan tâm của công chúng.

Bộ sách hơn 30 cuốn gồm: Những hồi ký, hồi ức của các tướng lĩnh nổi tiếng đã từng trực tiếp tham gia chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, là những cuốn sách được tái bản (nhiều lần), nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị, như: “Điện Biên Phủ”, “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, “Đại tướng Hoàng Văn Thái với Chiến dịch Điện Biên Phủ”, “Đại tướng Lê Trọng Tấn với Chiến dịch Điện Biên Phủ”…

Những nghiên cứu, tổng kết, phân tích làm sáng tỏ đường lối lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bác Hồ; vai trò chỉ đạo của Tổng Quân ủy, Bộ Chỉ huy chiến dịch, nổi bật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; nghệ thuật quân sự Việt Nam qua tác chiến chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, những thống kê, con số, sự kiện, nhận định đánh giá cả ở trong nước và ngoài nước, sự ủng hộ to lớn của các nước anh em và bạn bè trên thế giới.

Nhóm sách bao gồm những hồi ký, hồi ức của các tướng lĩnh nổi tiếng đã từng trực tiếp tham gia chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nhóm sách bao gồm những hồi ký, hồi ức của các tướng lĩnh nổi tiếng đã từng trực tiếp tham gia chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Những ký sự, câu chuyện gắn liền với kỷ vật, ký ức của các cựu chiến binh đã trực tiếp tham gia chiến đấu và những sáng tác văn học (thơ, văn xuôi) góp phần tái hiện thông qua chi tiết và xây dựng hình tượng nhân vật bằng ngôn ngữ chân thực, sinh động, giản dị, dễ hiểu, nêu bật những chiến công, sự hy sinh to lớn của quân và dân ta để có được chiến thắng vẻ vang trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nằm trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa Đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân sẽ tổ chức trưng bày, triển lãm, giới thiệu bộ sách tại Hà Nội, Điện Biên và TP Hồ Chí Minh.

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw