Quốc khánh 2/9: Nghĩ về sức sống của lòng yêu nước

Hằng năm, khi tiết trời sang thu, trong lòng mỗi người dân Việt Nam lại tràn ngập cảm xúc về một quá khứ đấu tranh gian khổ, nhưng cũng đầy ắp niềm tự hào dân tộc. Khắp mọi nẻo đường quê hương và phố phường rợp ánh cờ sao vàng tung bay trong gió, làm sống dậy khí thế hào hùng của 79 năm trước.

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố với thế giới thành lập nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc. Kể từ đó, mỗi năm, ngày Quốc khánh 2/9 trở thành một dịp để người dân Việt Nam tưởng nhớ và tri ân những hy sinh, nỗ lực của các thế hệ tiền nhân.

1-le-hoi-den-thuong-1675316985-7753.jpg
Đền Thượng tại thành phố Lào Cai - nơi ghi dấu cuộc đấu tranh và bảo vệ bờ cõi của vua, tôi nhà Trần (Ảnh: Mạnh Cường).

Nhìn lại quá khứ, trong suốt cuộc hành trình lịch sử, Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn đấu tranh oanh liệt để bảo vệ chủ quyền và độc lập dân tộc. Đó là tinh thần đấu tranh bền bỉ suốt hơn 1.000 năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, kết thúc bằng chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938.

Không chỉ trên lĩnh vực quân sự, mà còn là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, chống đồng hóa, để Việt Nam không bị “tan chảy” trước âm mưu thâm độc của kẻ thù. Thật tự hào và kiêu hãnh xiết bao, vượt lên trên tất cả, văn hóa Việt Nam vẫn tỏa rạng. “Văn hóa còn là dân tộc còn”, đó là lý do cho sự trường tồn của dân tộc!

Lịch sử cũng chưa quên Hội nghị Diên Hồng. Ấy là khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai, tháng 12 năm 1284, Vua Trần Nhân Tông đã mở hội nghị này để hỏi ý kiến bô lão cả nước về chủ trương nên đánh hay nên hòa. Tiếng hô “đánh” của các bô lão làm rung chuyển cả điện Diên Hồng, chính là mệnh lệnh hội tụ hào khí non sông giúp vua, tôi nhà Trần thắng giặc.

88.jpg
Bộ đội xung kích đánh đồn Phố Lu năm 1950 (Ảnh: Tư liệu).
66.jpg
Lào Cai ngày giải phóng ngày 1 tháng 11 năm 1950 (Ảnh: Tư liệu).

Bước sang cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, một lần nữa lịch sử tiếp tục thử thách bản lĩnh dân tộc Việt trong suốt hơn 100 năm đô hộ của thực dân Pháp. Cùng với bóc lột, vơ vét của cải, thực dân còn thực hiện chính sách ngu dân, “đầu độc” dân tộc ta bằng rượu cồn và thuốc phiện với âm mưu làm mất ý chí đấu tranh để duy trì ách đô hộ lâu dài. Nhưng ý chí và lòng yêu nước của dân tộc Việt thì không gì có thể “đầu độc” được. Từ trong lầm than, nô lệ, người dân Việt Nam vẫn luôn đoàn kết, anh dũng chiến đấu, giải phóng dân tộc.

55.jpg
Quốc kỳ tự hào tung bay trên đỉnh núi Cô Tiên - nơi biên cương núi đá Mường Khương (Ảnh: Cao Chung).

Lịch sử dân tộc ta là lịch sử đấu tranh chống xâm lược. Để giành được độc lập, tự do hoàn toàn, chúng ta phải đối đầu với các cường quốc hùng mạnh, nhưng người dân Việt Nam luôn thể hiện ý chí kiên cường và tinh thần yêu nước bất diệt, cả nước ra trận.

Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng...".

Ngày nay, có ý kiến hoài nghi về tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam, nhất là trong giới trẻ. Nhưng thực tế đã chứng minh, trước những tình huống có thể đe dọa đến Tổ quốc, tinh thần yêu nước lại trào dâng, đoàn kết thành làn sóng mạnh mẽ đấu tranh dưới nhiều hình thức phù hợp, vừa khôn khéo, phát huy nguồn sức mạnh nội sinh, vừa tranh thủ được dư luận quốc tế.

3685.jpg
Nơi biên cương, các chiến sĩ vẫn ngày ngày rèn luyện, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.

Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam càng được thể hiện một cách sâu sắc hơn. Không chỉ tự hào về lịch sử anh hùng của dân tộc, mà mỗi người dân Việt Nam còn thể hiện tinh thần yêu nước bằng nỗ lực trong xây dựng một đất nước phồn vinh, hiện đại, xứng đáng với vị thế và vai trò của mình trên trường quốc tế, sánh vai với các cường quốc năm châu, như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước.

579.jpg
Sống trong hòa bình, thế hệ trẻ hôm nay quan tâm tổ chức nhiều hoạt động tri ân các thế hệ cha anh đi trước đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc.

Từ những người nông dân chăm chỉ trên cánh đồng, đến các doanh nhân tài năng thành đạt, lòng yêu nước đều là động lực thúc đẩy họ phấn đấu không ngừng. Hàng triệu thanh niên trên toàn quốc đang ngày ngày nỗ lực rèn luyện, học tập. Họ có mặt trên khắp mọi miền từ vùng cao, biên giới đến hải đảo xa xôi, người cầm súng, người lao động, sản xuất trong các nhà máy, công xưởng hay trong lĩnh vực công nghệ cao cống hiến cho quê hương, đất nước. Người Việt Nam ở trong nước hay nước ngoài cũng đều chung một khát vọng, một mục tiêu góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là biểu hiện của lòng yêu nước trong tình hình mới!

111.jpg
9866.jpg
Trong hòa bình, toàn thể dân tộc Việt Nam cùng chung sức xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Trong mọi hoàn cảnh, mọi giai đoạn lịch sử, việc giữ gìn và phát huy lòng yêu nước trở nên vô cùng quan trọng. Đây chính là nền tảng vững chắc để Việt Nam tiếp tục vươn lên, khẳng định vị thế trong khu vực và trên trường quốc tế.

Như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Tinh thần ấy vẫn luôn sống động, truyền cảm hứng cho các thế hệ người dân Việt Nam hôm nay và mai sau.

1.jpg
Lòng yêu nước chính là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

Mỗi dịp Quốc khánh 2/9, thêm một lần nhắc nhớ và khẳng định quyết tâm giữ vững độc lập, tự do và thực hiện khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai trao quyết định thành lập các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai trao quyết định thành lập các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc

Chiều 2-7, Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai tổ chức công bố quyết định về giải thể, sáp nhập và thành lập các tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ Quân sự tỉnh. Đại tá Hoàng Văn Toàn - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh chủ trì Hội nghị.

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chiều ngày 1/7 và sáng ngày 2/7, tại xã Phúc Khánh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và UBND xã Phúc Khánh tổ chức lễ bàn giao các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho địa phương và bàn giao công trình công ích.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy tại cơ sở kinh doanh.

Lào Cai: Giữ vững an ninh trật tự trong chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Từ ngày 1/7/2025, Lào Cai cùng nhiều địa phương trên cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp: cấp tỉnh và cấp xã. Hệ thống hành chính mới không còn cấp huyện, đồng thời nhiều xã, phường được sáp nhập, mở rộng quy mô về địa giới và dân số. Trong bối cảnh nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, việc đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) tiếp tục là nhiệm vụ then chốt, giữ vai trò nền tảng cho sự ổn định và phát triển.

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Từ ngày 1/7/2025, "giang sơn" được sắp xếp lại với 34 tỉnh, thành phố nhằm kiến tạo không gian phát triển, phù hợp với giai đoạn đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu trang nhất của các báo Đảng địa phương xuất bản trong "ngày lịch sử" này.

fb yt zl tw