Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội

Chiều 17/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 461/461 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 96,44% tổng số đại biểu Quốc hội).

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trước khi Quốc hội biểu quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, đa số ý kiến các đại biểu Quốc hội tán thành quy định tại Điều 5 nhằm phân định thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước.

Một số ý kiến tuy tán thành nhưng đề nghị chuyển sang quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. (Ảnh: DUY LINH)
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. (Ảnh: DUY LINH)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc quy định nội dung này trong Luật Tổ chức Quốc hội là xuất phát từ yêu cầu Luật Tổ chức Quốc hội phải phân định rõ ràng, rành mạch phạm vi, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan theo đúng quy định của Hiến pháp.

Đây là đạo luật quy định về tổ chức và hoạt động của Quốc hội nên cần bổ sung và làm rõ hơn thẩm quyền của Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ “làm luật và sửa đổi luật” quy định tại khoản 1 Điều 70 của Hiến pháp năm 2013; thống nhất với cách thức quy định hiện nay tại dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) cũng được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp này.

Hơn nữa, việc sửa đổi, bổ sung Điều 5 nhằm cụ thể hóa yêu cầu về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, xác định rõ phạm vi những nội dung cần được quy định bằng luật, nghị quyết của Quốc hội và quy định có tính nguyên tắc, định hướng về mức độ chi tiết cần được quy định trong luật, làm cơ sở cho việc thực hiện thẩm quyền làm luật và sửa đổi luật của Quốc hội.

Với tinh thần đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ nội dung này trong dự thảo Luật và chỉnh lý các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 để bảo đảm phù hợp với Kết luận số 119-KL/TW của Bộ Chính trị và thống nhất với dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Về Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội (các điều 66, 67 và 68a), đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành cách thức quy định về Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội như trong dự thảo Luật. Một số ý kiến góp ý cụ thể về tên gọi, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tại Điều 67 theo hướng Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ tịch Hội đồng Dân tộc/Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các Phó Chủ tịch/Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Tiếp thu, chỉnh lý quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tại Điều 68a.

Các ý kiến góp ý về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội sẽ được tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và sẽ thông qua ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc tổ chức các cơ quan của Quốc hội.

Về việc thành lập các Tiểu ban của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy việc thành lập các Tiểu ban để hoạt động thường xuyên hoặc theo từng công việc, dự án cụ thể là một trong những phương thức hoạt động của Hội đồng, Ủy ban, chứ không phải là cơ cấu tổ chức cứng của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Căn cứ vào Kết luận số 111/KL-TW của Bộ Chính trị, dự thảo Luật đã thể chế hóa các thành tố hợp thành cơ cấu tổ chức của Hội đồng, Ủy ban.

Việc thành lập Tiểu ban sẽ được quy định trong Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội như một phương thức tổ chức công việc của các cơ quan này để bảo đảm linh hoạt và phù hợp với cách thức quy định về các cơ quan của Quốc hội.

Kết quả biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)
Kết quả biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)

Về kỳ họp Quốc hội (Điều 90), Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho biết, một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị thay cụm từ “Quốc hội họp bất thường” tại khoản 2 Điều 90 thành “Quốc hội họp không thường lệ” hoặc Quốc hội có kỳ họp chuyên đề.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu ý kiến nêu trên để sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 90 và sửa kỹ thuật tại khoản 1, khoản 3 Điều 33, khoản 2 Điều 91, khoản 1 Điều 92 của Luật Tổ chức Quốc hội theo hướng cụ thể hóa quy định về “Quốc hội họp bất thường” tại khoản 2 Điều 83 của Hiến pháp thành "Kỳ họp không thường lệ".

Theo đó, Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Kỳ họp không thường lệ của Quốc hội được tổ chức khi có yêu cầu của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội để kịp thời xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách thuộc thẩm quyền của Quốc hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Đồng thời, sẽ tiếp tục nghiên cứu việc đánh số các kỳ họp thường lệ và không thường lệ của Quốc hội cho phù hợp để thực hiện thống nhất từ nhiệm kỳ sau.

Ngoài các nội dung nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu, rà soát, tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội, ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan để chỉnh lý cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp.

"Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã sửa đổi, bổ sung 21 điều (tăng 4 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội cho ý kiến) và bãi bỏ 17 điều của Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành; bảo đảm thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật", Chủ nhiệm Hoàng Thanh Tùng cho hay.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 19/2, với 455/459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 95,19% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Triển khai chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông năm 2025

Triển khai chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông năm 2025

Chiều 18/2, tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai đã diễn ra Hội nghị phối hợp công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại khu vực biên giới tỉnh Lào Cai năm 2024, phương hướng phối hợp công tác năm 2025, giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai.

Lan tỏa tinh thần Nghị quyết số 18

Lan tỏa tinh thần Nghị quyết số 18

Nghị quyết số 18 thể hiện chủ trương sáng suốt, kịp thời của Đảng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, là tiền đề quan trọng để đất nước đạt được thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Chủ trương này đang được tích cực triển khai tại tỉnh Lào Cai và được đông đảo cán bộ, đảng viên, Nhân dân, doanh nghiệp quan tâm, đồng thời gửi gắm những tin tưởng, kỳ vọng.

Đại tướng Lương Tam Quang thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp

Đại tướng Lương Tam Quang thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp

Ngày 18/2, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp, không tổ chức Công an cấp huyện đã được đánh giá thấu đáo về nhiệm vụ, tính toán kỹ lưỡng điều chỉnh phân công, phân cấp bảo đảm rành mạch, đồng bộ, xuyên suốt, không để ngắt quãng công việc, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; cùng với việc tiếp nhận 5 nhóm nhiệm vụ từ các bộ, ngành; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính.

Tọa đàm xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp

Tọa đàm xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp

Thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tư lệnh Quân khu 2 về việc khảo sát xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp, sáng 18/2, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Tọa đàm xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp. Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân, Phó Tư lệnh Quân khu 2 chủ trì tọa đàm.

Lào Cai quyết liệt thực hiện Nghị quyết số 18

Lào Cai quyết liệt thực hiện Nghị quyết số 18

Cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết số 18 là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Tại Lào Cai, chủ trương quan trọng này đã và đang được triển khai quyết liệt nhằm xây dựng bộ máy tinh - gọn - mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển của giai đoạn mới.

Kiên quyết bác bỏ luận điệu xuyên tạc về kỷ nguyên mới của dân tộc

Kiên quyết bác bỏ luận điệu xuyên tạc về kỷ nguyên mới của dân tộc

Thời gian qua, trong nhiều bài phát biểu và bài viết quan trọng, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ việc xác lập tư duy, lý luận về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Lợi dụng vấn đề này, các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội chính trị lập tức lớn tiếng lu loa, ra sức xuyên tạc, chống đối. Thâm hiểm hơn, núp dưới các chiêu bài đóng góp ý kiến, hội luận, hội thảo, giả danh khoa học… nhiều đối tượng đã đưa ra những luận điệu sai trái, bịa đặt về kỷ nguyên mới.

fb yt zl tw