Quan tâm trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số

LCĐT - Những năm qua, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 6 huyện Bát Xát đã thực hiện hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện.

Vừa qua, anh Tẩn Láo San ở thôn Séo Pờ Hồ, xã Mường Hum tìm đến Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 6 huyện Bát Xát với mong muốn được hỗ trợ giải quyết việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất của gia đình. Sau khi được hướng dẫn, anh nắm được quy trình cũng như các thủ tục, giấy tờ cần thiết để giải quyết công việc. Anh San cho biết, bản thân được hỗ trợ rất nhiệt tình từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến trình tự nên công việc được xử lý nhanh chóng.

Bà con xã Mường Vi trong buổi truyền thông của Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 6 huyện Bát Xát.
Bà con xã Mường Vi trong buổi truyền thông của Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 6 huyện Bát Xát.

Được thành lập từ ngày 1/12/2007, Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 6 huyện Bát Xát đã hỗ trợ dịch vụ pháp lý miễn phí, nâng cao nhận thức và hiểu biết về pháp luật cho người dân trong các hoạt động của đời sống xã hội. Năm 2021 và 4 tháng đầu năm 2022, chi nhánh đã tổ chức 23 đợt truyền thông trợ giúp pháp lý đến 17 xã trên địa bàn; tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định liên quan đến người dân; trực tiếp tư vấn pháp luật cho 50 trường hợp có vướng mắc về đất đai, hôn nhân và gia đình, chế độ, chính sách, dân sự, hình sự... Chi nhánh cũng tiếp nhận và trợ giúp pháp lý 171 vụ, việc, cho 171 trường hợp tại trụ sở, qua đó góp phần nâng cao nhận thức, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật trong Nhân dân.

Với phương châm hướng về cơ sở, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận các hoạt động trợ giúp pháp lý và giảm thời gian, chi phí đi lại, thời gian qua, chi nhánh đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức nhiều buổi tuyên truyền lưu động tại các xã, thôn vùng cao, vùng biên giới đặc biệt khó khăn. Nội dung chủ yếu gồm phổ biến các văn bản pháp luật như Luật Trợ giúp pháp lý, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Đất đai... cũng như tư vấn pháp lý cho nạn nhân mua bán người; bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tranh chấp quyền sở hữu…

Bà Nguyễn Thị Hương Thủy, Trưởng Chi nhánh Trợ giúp pháp lý số 6 huyện Bát Xát cho biết: Quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý không chỉ giúp người dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, mà còn góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân tại địa phương và hạn chế hành vi vi phạm pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw