[Ảnh] Thoát nghèo từ nghề may thổ cẩm truyền thống

Với những “tiệm may” nhỏ xinh dưới nếp nhà truyền thống, không cần biển hiệu quảng bá, không quá cầu kỳ trong sắp xếp, trưng bày, phụ nữ dân tộc Mông ở xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai đã đưa sản phẩm thổ cẩm truyền thống đi nhiều nơi trong nước và quốc tế.

tcp 1.jpg
Trên tuyến đường liên xã, đoạn qua thôn Hô Cháo Sải, không khó bắt gặp một “tiệm may không tên”, luôn có 5 - 6 phụ nữ tập trung may các sản phẩm thổ cẩm. Tiệm may đó là của gia đình chị Giàng Thị Dở.
tcp 2.jpg
Những ngày này, khi thị trường du lịch mùa hè đang sôi động, khách hàng đặt số lượng lớn hàng thổ cẩm nên chị Dở phải thuê thêm chị em trong thôn cùng làm.
tcp 3.jpg
Nhờ việc buôn bán thuận lợi mà mỗi năm, gia đình chị Dở thu nhập từ 120 - 150 triệu đồng, giúp chị vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống tốt hơn.
tcp 4.jpg
Chị Dở chia sẻ: “Tôi rất vui khi thổ cẩm truyền thống của dân tộc được nhiều người biết đến, tìm mua. Điều đó tiếp thêm động lực để tôi cố gắng mỗi ngày. Tôi hi vọng trong tương lai sẽ sở hữu một cửa hàng và tạo việc làm ổn định cho chị em”.
tcp 5.jpg
Trên địa bàn xã Thào Chư Phìn hiện nay có 10 hội viên phụ nữ làm chủ cơ sở may, thêu thổ cẩm và hơn 100 hội viên phụ nữ làm cộng tác viên tham gia may một phần công đoạn các sản phẩm như mũ, khăn quấn, dây đeo... cho các chủ may.
tcp 8.jpg
tcp 7.jpg
tcp 6.jpg
Dưới đôi bàn tay tài hoa của các chị em, từng sợi chỉ màu được kết thành những sản phẩm thổ cẩm với nét hoa văn tinh tế, đầy màu sắc.
8.jpg
Mảnh đất Thào Chư Phìn được coi như “ngõ cụt” của Si Ma Cai, để đưa các sản phẩm may thêu thoát ra khỏi “lũy tre làng”, nhiều chủ may đã biết tận dụng mạng xã hội, giao dịch trực tuyến. Nhờ vậy, thổ cẩm Thào Chư Phìn không chỉ bán trong nước mà còn xuất đi nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ...
tcp 10.jpg
Chị Thào Thị Sáo (áo xanh), Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thào Chư Phìn cho biết: Thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã sẽ vận động chị em tích cực tham gia nghề may truyền thống; thành lập các tổ hợp tác sản xuất cùng sở thích may thêu thổ cẩm truyền thống. Điều đó không chỉ bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống mà còn phát huy quyền năng kinh tế của phụ nữ, kết nối các chị em cùng làm giàu trên mảnh đất quê hương".

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Văn Bàn: [Ảnh] Đặc sắc mâm cỗ tại Hội thi ẩm thực

Hội thi ẩm thực là một trong những hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn. Hội thi thu hút 21 đội thi đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tham gia, với thành viên là những người có tay nghề nấu ăn ngon và am hiểu về ẩm thực truyền thống của địa phương.

[Ảnh] Đón Tết Độc lập trên đỉnh Ngải Thầu

[Ảnh] Đón Tết Độc lập trên đỉnh Ngải Thầu

Thời tiết thuận lợi trong những ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, bên cạnh Khu du lịch quốc gia Sa Pa thu hút đông du khách, nhiều điểm du lịch cộng đồng, các địa điểm trải nghiệm nguyên sơ cũng được người dân và du khách lựa chọn nghỉ lễ. Trong đó, xã Y Tý (huyện Bát Xát) là một trong những điểm đến hấp dẫn. 

[Ảnh] Ngắm khoảnh khắc thành phố Lào Cai bình yên trong ngày Tết Độc lập

[Ảnh] Ngắm khoảnh khắc thành phố Lào Cai bình yên trong ngày Tết Độc lập

Thành phố Lào Cai ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 thời tiết mát mẻ, không khí trong lành, thỉnh thoảng lất phất vài hạt mưa. Trên những góc phố quen thuộc, những người không về quê hay đi du lịch chọn ở lại thành phố tận hưởng khoảnh khắc bình yên chào mừng ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024).

[Ảnh] Ga Lào Cai nhộn nhịp khách quốc tế trong ngày đầu nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

[Ảnh] Ga Lào Cai nhộn nhịp khách quốc tế trong ngày đầu nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Ngày 31/8, hai chuyến tàu SP3 và SP7 chở theo hàng trăm du khách, trong đó phần lớn là khách quốc tế đến ga Lào Cai, sau đó tỏa đi các điểm du lịch của tỉnh như Sa Pa, Bắc Hà. Trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 này, ngoài các đôi tàu chạy thường xuyên trên tuyến Hà Nội - Lào Cai, ngành đường sắt đã lập thêm các chuyến tàu để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch.

[Ảnh] Ngón huyền trên cung đàn tính ở thôn Phẻo

[Ảnh] Ngón huyền trên cung đàn tính ở thôn Phẻo

Từ lâu, thôn Phẻo, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng vẫn duy trì và phát triển đội văn nghệ quần chúng gồm hơn 20 thành viên, chủ yếu là phụ nữ và tất cả đều là đồng bào Tày. Những lúc nông nhàn, ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ hay buổi tối, chị em lại tề tựu về nhà văn hóa thôn tập và trao truyền cho nhau những giai điệu Then, tiếng đàn tính giàu cảm xúc...

[Ảnh] Phụ nữ thị trấn Si Ma Cai sân khấu hóa tuyên truyền pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

[Ảnh] Phụ nữ thị trấn Si Ma Cai sân khấu hóa tuyên truyền pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

Thời gian qua, công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn thị trấn Si Ma Cai (Si Ma Cai) đã đạt nhiều kết quả; hội viên, phụ nữ ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình được đẩy mạnh, huy động sự tham gia, chia sẻ trách nhiệm của toàn xã hội.

[Ảnh] Giao lưu kết nối, giới thiệu mô hình sinh kế tiêu biểu cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi

[Ảnh] Giao lưu kết nối, giới thiệu mô hình sinh kế tiêu biểu cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Sáng 27/7, tại thị xã Sa Pa, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức hoạt động “Giao lưu kết nối, giới thiệu mô hình sinh kế tiêu biểu cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt ưu tiên phụ nữ bị mua bán năm 2024”.

[Ảnh] Những hình ảnh ấn tượng tại Giải đua xe bán tải địa hình “Bat Xat Offroad Challenger"

[Ảnh] Những hình ảnh ấn tượng tại Giải đua xe bán tải địa hình “Bat Xat Offroad Challenger"

Trong 2 ngày diễn ra (24 - 25/8), Giải đua xe bán tải địa hình “Bat Xat Offroad Challenger" lần thứ II - năm 2024 đã đem đến cho khán giả những màn trình diễn kỹ năng lái xe đẳng cấp, gay cấn và không kém phần mạo hiểm, để lại ấn tượng sâu sắc đối với du khách và người hâm mộ. 

Cùng nhìn lại những khoảnh khắc đẹp tại giải đua:

[Ảnh] Góp phần thúc đẩy bình đẳng giới

[Ảnh] Góp phần thúc đẩy bình đẳng giới

Từ khi thành lập đến nay, tổ truyền thông cộng đồng của thôn Bản Cam, xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai) đã trở thành hạt nhân tích cực triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, thúc đẩy bình đẳng giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.

[Ảnh] Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” cho phụ nữ vùng cao Si Ma Cai

[Ảnh] Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” cho phụ nữ vùng cao Si Ma Cai

Nhằm góp phần xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng, cùng những tập tục văn hóa có hại và giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, thời gian qua, Hội Phụ nữ huyện Si Ma Cai đã triển khai tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, hướng đến phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn, tổ dân phố đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện.

[Ảnh] Phụ nữ Thải Giàng Phố giữ gìn và nâng cao thu nhập từ nghề dệt thổ cẩm

[Ảnh] Phụ nữ Thải Giàng Phố giữ gìn và nâng cao thu nhập từ nghề dệt thổ cẩm

Dệt, thêu thổ cẩm là nghề truyền thống đã có từ lâu đời, gắn liền với cuộc sống hằng ngày và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đậm nét văn hóa của phụ nữ dân tộc Mông ở Thải Giàng Phố, Bắc Hà. Tổ liên kết thêu cộng đồng do phụ nữ làm chủ đã góp phần giữ gìn nghề truyền thống, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho bà con.

[Ảnh] Trang phục của phụ nữ Hà Nhì - bông hoa của đại ngàn Y Tý

[Ảnh] Trang phục của phụ nữ Hà Nhì - bông hoa của đại ngàn Y Tý

Nằm ở độ cao 2.000 m so với mực nước biển, xã Y Tý (huyện Bát Xát) là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Hà Nhì đen. Người Hà Nhì nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có trang phục thể hiện giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật...

fbytzltw