Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Hồng phải đảm bảo tính đồng bộ, kết nối liên thông, tổng thể

Chiều 24/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì hội nghị về Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Hồng.

Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 38 tỉnh, thành phố thuộc lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long.

h2.jpg
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai.

Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và các huyện, thành phố.

Hội nghị đã nghe đại diện Viện Quy hoạch thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) trình bày 2 dự thảo: Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hồng - Thái Bình thời kỳ 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Cửu Long thời kỳ 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

h4.jpg
Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai.

Đây là quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành được quy định tại Luật Quy hoạch, nhằm cụ thể hóa các giải pháp của Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi.

Quy hoạch được lập với mục tiêu nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng tổng hợp và phát triển bền vững nguồn nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cửu Long có xét đến tác động của biến đổi khí hậu, phát triển thượng nguồn, phục vụ đa mục tiêu; chủ động tiêu thoát nước cho nông nghiệp kết hợp tiêu cho đô thị, công nghiệp… trong hệ thống thủy lợi; phòng chống lũ cho lưu vực sông; góp phần cải tạo môi trường nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh nguồn nước của lưu vực đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển thủy lợi hằng năm, 5 năm và dài hạn trên lưu vực.

Đối với lưu vực sông Hồng - Thái Bình là lưu vực sông liên quốc gia, chảy qua 3 nước (Trung Quốc, Lào, Việt Nam), với tổng diện tích lưu vực khoảng 169.000 km2, phần Việt Nam chiếm 52,5%; tổng lượng nước mặt khoảng hơn 135 tỷ m3, phần Việt Nam chiếm 62,6%. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái Bình thuộc lãnh thổ Việt Nam có diện tích 88.680 km2; dân số khoảng 34 triệu người/25 tỉnh, thành phố (14 tỉnh miền núi và trung du, 11 tỉnh đồng bằng).

h3.jpg
Các tỉnh, thành phố dự hội nghị qua truyền hình trực tuyến.

Hiện, lưu vực có 30 hệ thống thuỷ lợi có quy mô tưới tiêu từ 2.000 ha trở lên; khoảng 22.620 công trình thuỷ lợi tưới tiêu cấp 1 cho 0,86 triệu ha đất canh tác, 151 nghìn ha nuôi trồng thuỷ sản và khoảng 0,87 tỷ m3 nước sinh hoạt, công nghiệp; tiêu thoát nước cho khoảng 1,37 triệu ha nông nghiệp, đô thị, công nghiệp. Hệ thống hồ chứa tham gia phòng chống lũ có tổng dung tích khoảng 8,45 tỷ m3. Hệ thống đê dài 2.108 km và 744,8 km kè bảo vệ cho hơn 18 triệu dân, 1 triệu ha sản xuất nông nghiệp và hạ tầng kinh tế - xã hội.

Mục tiêu đến năm 2030 cấp nước tưới chủ động cho khoảng 740 nghìn ha diện tích lúa 2 vụ; cấp nước tưới cho khoảng 285 nghìn ha cây trồng cạn; đảm bảo cấp đủ nước cho khoảng 17,9 triệu gia súc, 253 triệu gia cầm; cấp thoát nước chủ động cho 138 nghìn ha nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung. Đảm bảo yêu cầu tiêu thoát nước qua công trình thủy lợi cho hơn 1,3 triệu ha diện tích đất đô thị, công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

Trong đó, chú trọng giải pháp tiêu thoát cho các đô thị ven sông lớn như: Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai... Nâng cao năng lực tiêu úng cho các đô thị lớn như Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Việt Trì (Phú Thọ), Nam Định... Chống lũ tần suất 0,33% đối với khu vực chịu ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa lớn ở thượng lưu; 1% đến 2% đối với khu vực ít chịu ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa lớn.

Tầm nhìn đến năm 2050 giải quyết dứt điểm nước sinh hoạt cho các vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước. Kết hợp tạo nguồn cấp nước cho khu vực nông thôn, đô thị, công nghiệp, khu kinh tế… với mức đảm bảo 100%. Chủ động tiêu thoát nước qua công trình thủy lợi cho các loại cây trồng, thủy sản và diện tích đất đô thị, công nghiệp trong hệ thống thủy lợi; từng bước nâng dần tần suất mưa tiêu thiết kế lên 5% cho một số khu vực quan trọng. Từng bước xem xét nâng mức đảm bảo chống lũ với tần suất 0,2% cho khu vực chịu ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa lớn ở thượng lưu; trung tâm thành phố Hà Nội phía hữu ngạn sông Hồng bảo đảm chống lũ với tần suất 0,14%.

Có thể thấy các dự thảo quy hoạch cũng chỉ rõ các nội dung về phương án quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất để triển khai quy hoạch; danh mục công trình, dự án dự kiến đầu tư; giải pháp thực hiện quy hoạch; tổ chức thực hiện…

Đối với tỉnh Lào Cai, trên địa bàn tỉnh hiện có 5 sông, suối liên quốc gia; 8 sông, suối liên tỉnh; 77 sông, suối nội tỉnh. Tổng lượng dòng chảy trung bình năm đạt khoảng 12.290 triệu m3 (mùa lũ khoảng 9.869 triệu m3 và mùa cạn khoảng 2.421 triệu m3). Những năm qua, tỉnh đã tập trung phát triển, kiên cố hệ thống các công trình thủy lợi nhỏ dẫn nước từ các khe suối, hồ chứa nước nhỏ về tới mặt ruộng. Hiện, Lào Cai có 107 đập, hồ chứa nước thủy lợi (tổng dung tích chứa nước toàn bộ khoảng 10,46 triệu m3); hệ thống kênh mương dẫn chuyển nước gồm 2.772 đầu mối thu nước, 4.862,25 km mương các loại (trong đó 76,7% kênh mương được kiên cố). Hạ tầng thủy lợi đảm bảo cung cấp nước tưới cho hơn 40 nghìn ha sản xuất nông nghiệp…

Tham luận tại hội nghị, lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương cơ bản đồng tình, nhất trí cao với nội dung các dự thảo quy hoạch. Đồng thời, có một số kiến nghị về quy hoạch cần đề cập, làm rõ hơn công tác vận hành hệ thống thủy lợi của toàn khu vực; giải pháp kỹ thuật bảo đảm khi quy hoạch được triển khai thực hiện sẽ đáp ứng yêu cầu; điều chỉnh một số nội dung trong quy hoạch liên quan đến nâng cấp các công trình thủy lợi, đê điều đã xuống cấp cho phù hợp với thực tế của các địa phương…

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu cơ quan chủ trì xây dựng quy hoạch và đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến của các đại biểu để điều chỉnh, bổ sung các nội dung trong quy hoạch đảm bảo phù hợp, tránh mâu thuẫn, chồng chéo.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh quy hoạch phải đảm bảo tính đồng bộ, kết nối liên thông, tổng thể; giải quyết được các vấn đề đa mục tiêu về nhu cầu nước sinh hoạt của người dân, tưới tiêu nước cho sản xuất, chống ngập úng đô thị, chống hạn, chống xâm nhập mặn và bảo vệ môi trường…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhiều chương trình trọng điểm chào mừng 50 năm thống nhất đất nước trên sóng truyền hình

Nhiều chương trình trọng điểm chào mừng 50 năm thống nhất đất nước trên sóng truyền hình

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thể hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.

Điều tra, xử lý nghiêm vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả

Điều tra, xử lý nghiêm vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 40/CĐ-TTg về xử lý việc sản xuất, phân phối sữa giả. Công điện gửi các Bộ trưởng: Công an, Y tế, Công thương; Nông nghiệp và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 thành công tốt đẹp

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 thành công tốt đẹp

Chiều 17/4, tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Lễ tiễn Thượng tướng Đổng Quân, Ủy viên Trung ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc và đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc về nước, kết thúc tốt đẹp Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9.

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do thế hệ mới tại Hải Phòng

Đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do thế hệ mới tại Hải Phòng

Khu thương mại tự do thế hệ mới tại thành phố Hải Phòng là nơi thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, mang tính đột phá nhằm thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, dịch vụ thúc đẩy xuất khẩu, công nghiệp, hoạt động nghiên cứu và phát triển và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đón Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đón Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Tiếp nối chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Trung lần thứ 9, sáng 17/4, tại Lạng Sơn, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, đã chủ trì lễ đón Thượng tướng Đổng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và đoàn đại biểu sang dự các hoạt động trong khuôn khổ giao lưu.

Chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập: Dấu son của người lính xe tăng

Chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập: Dấu son của người lính xe tăng

50 năm trước, chiếc xe tăng 390 đã lao thẳng vào cổng chính di tích lịch sử Dinh Độc Lập, khép lại trang sử chiến tranh, mở ra kỷ nguyên hòa bình, thống nhất đất nước Việt Nam. Hôm nay, trong niềm xúc động trở lại Thành phố mang tên Bác Hồ, ba trong bốn thành viên kíp xe tăng huyền thoại ấy - Vũ Đăng Toàn, Ngô Sỹ Nguyên và Nguyễn Văn Tập lại cùng nhau ôn lại khoảnh khắc mà họ gọi là

fb yt zl tw