Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung kiểm tra khắc phục hậu quả thiên tai và tổ chức dạy học tại huyện Bắc Hà, Si Ma Cai

Ngày 10/10, đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác của tỉnh đã kiểm tra thực tế tình hình khắc phục hậu quả thiên tai và việc tổ chức dạy học tại một số trường học trên địa bàn huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai.

Đoàn công tác đã đến kiểm tra tình hình thực tế tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nậm Lúc, xã Nậm Lúc (Bắc Hà).

bh-2-1500.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung kiểm tra thực trạng tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nậm Lúc (Bắc Hà).

Theo báo cáo của trường, khu vực núi phía sau dãy nhà học xuất hiện vết nứt kéo dài với khối lượng hàng trăm nghìn khối đất, đá có thể sạt lở bất cứ lúc nào. Huyện Bắc Hà đã tổ chức di chuyển 275 học sinh ra học tại Trường THCS Bảo Nhai, xã Bảo Nhai.

bh-3-5301.jpg
Đất, đá sạt lở phía sau dãy nhà học Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nậm Lúc.

Chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung đề nghị huyện Bắc Hà tiếp tục đánh giá thực trạng nguy cơ mất an toàn tại các trường học, điểm trường trên địa bàn nói chung và Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nậm Lúc nói riêng; phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu giải pháp khắc phục thiệt hại.

bh-1-8174.jpg
Lãnh đạo huyện Bắc Hà báo cáo phương án tổ chức dạy và học cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nậm Lúc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu việc xây dựng các trường học, điểm trường mới cần phải lựa chọn địa điểm tuyệt đối an toàn, căn cứ vào địa thế tự nhiên để có phương án xây dựng kiến trúc hạ tầng phù hợp.

bh-5-6359.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung kiểm tra việc sắp xếp, bố trí lớp học, điều kiện sinh hoạt và khu bán trú cho học sinh khối THCS xã Nậm Lúc tại Trường THCS Bảo Nhai.

Thăm Trường THCS Bảo Nhai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung đề nghị chính quyền địa phương và các trường tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức dạy học của hai trường. Đồng thời, phải đảm bảo các điều kiện sinh hoạt tốt nhất cho cán bộ, giáo viên và học sinh; đảm bảo các chế độ theo quy định.

bh-6-6029.jpg
Đoàn công tác thăm hỏi, động viên học sinh xã Nậm Lúc.

Hiện tại, Trường THCS Bảo Nhai đã bố trí 7 phòng (bao gồm phòng Mỹ thuật, Ngoại ngữ, Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, Âm nhạc; phòng Đoàn - Đội; phòng thiết bị) làm phòng học; sắp xếp được 15 phòng ở bán trú; 1 phòng chờ và 1 phòng làm việc cho cán bộ, giáo viên và học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nậm Lúc.

Tiếp đó, đoàn công tác đã đến thăm, động viên cán bộ, giáo viên Điểm trường Mầm non Mù Tráng Phìn, thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu (Si Ma Cai). Hiện nay, 33 em học sinh điểm trường đang phải học nhờ tại nhà dân do điểm trường nằm trong khu vực có cung trượt lở lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

bh-8-3052.jpg
bh-9-511.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung thăm hỏi, động viên và tặng quà học sinh Điểm trường mầm non Mù Tráng Phìn (Si Ma Cai).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung ân cần thăm hỏi, động viên thầy - cô giáo điểm trường nỗ lực khắc phục khó khăn, tổ chức tốt việc dạy học và chăm lo cho các em có điều kiện sinh hoạt tốt nhất.

Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Si Ma Cai tập trung đánh giá thực trạng điểm trường mầm non và tiểu học Mù Tráng Phìn để sớm đưa ra giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai,

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Cải cách tổ chức bộ máy, nỗi niềm của cán bộ, công chức

Chủ trương về sáp nhập cấp xã, bỏ cấp huyện và hợp nhất một số tỉnh không đủ tiêu chí của Trung ương đang được dư luận quan tâm, là chủ đề "nóng" bàn luận rôm rả từ vài tháng nay. Người dân đồng tình ủng hộ vì giảm gánh nặng hành chính, dành nguồn lực cho đầu tư, giúp đất nước phát triển.

Tâm tình người lính đảo

Tâm tình người lính đảo

Trường Sa - hai tiếng thiêng liêng ấy luôn khắc sâu trong trái tim người lính biển. Đó không chỉ là vùng biển đảo xa xôi giữa đại dương bao la mà còn là ngôi nhà thứ hai, nơi những người lính hải quân ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, họ đã sống, chiến đấu và yêu thương nhau như những người anh em ruột thịt. Và khi phải rời xa nơi này, trong lòng họ trào dâng bao nỗi niềm sâu kín.

Mục tiêu cuối cùng là tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, đất nước vững mạnh

Mục tiêu cuối cùng là tiếp tục nâng cao đời sống nhân dân, đất nước vững mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh điều này tại buổi gặp mặt đông đảo các đại biểu cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh Tây Nguyên nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

fb yt zl tw