Phát triển con người Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp cần bắt đầu từ giáo dục trẻ em

Thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, để phát triển con người Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp cần bắt đầu từ giáo dục, tập trung vào trẻ em để hình thành nhân cách tốt ngay từ cấp học mầm non cho đến cấp giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, để phát triển con người Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp cần bắt đầu từ giáo dục, tập trung vào trẻ em để hình thành nhân cách tốt ngay từ cấp học mầm non cho đến cấp giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Tiếp tục chương trình sáng 19/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Đại biểu Chu Thị Hồng Thái, đoàn ĐBQH Lạng Sơn, thảo luận.
Đại biểu Chu Thị Hồng Thái, đoàn ĐBQH Lạng Sơn, thảo luận.

Về phát triển con người Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp, đại biểu Chu Thị Hồng Thái, đoàn ĐBQH Lạng Sơn, cho rằng, nội dung này cần tập trung vào thực hiện tại các cơ sở giáo dục, vì trẻ em là tương lai của đất nước, văn hóa con người Việt Nam, nhân cách, lối sống tốt đẹp cần được hình thành ngay từ cấp học mầm non cho đến cấp giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Để phát triển con người Việt Nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp cần bắt đầu từ giáo dục. Do đó nhiệm vụ, giải pháp cần được đặt vào các thiết chế liên quan đến giáo dục như nâng cấp, cải tạo các cơ sở giáo dục đáp ứng được nhu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới và hỗ trợ các ngành, nhà trường và giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, giảng dạy kỹ năng sống, giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục đạo đức, lối sống, hệ giá trị gia đình cho các em học sinh và đạo đức nghề nghiệp cho các em sinh viên, hỗ trợ tổ chức các hoạt động để các em học sinh, sinh viên có môi trường phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ, các hoạt động kết nối giữa gia đình và nhà trường.

Quan tâm tới phát triển văn hóa đọc, đặc biệt là đối tượng trẻ em, đại biểu Hoàng Minh Hiếu, đoàn ĐBQH Nghệ An, cho biết: Về mục tiêu phát triển văn hóa đọc, trong bối cảnh hiện nay văn hóa đọc là nền tảng để người dân có thể tự bổ sung kiến thức, thực hiện mục tiêu học tập suốt đời. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, các giải pháp phát triển văn hóa đọc trong dự thảo chương trình mục tiêu quốc gia chủ yếu mới thiên về điều kiện cần, điều kiện về khả năng tiếp cận sách của người dân thông qua hệ thống thư viện, nhưng thực tế cho thấy việc phát triển hệ thống thư viện không phải lúc nào cũng đi kèm với sự phát triển của văn hóa đọc.

Theo đại biểu, để phát triển văn hóa đọc không chỉ cần phát triển hệ thống thư viện mà cần có những chương trình khuyến đọc hiệu quả, khuyến khích văn hóa đọc của từng cá nhân, từng gia đình và từng cộng đồng.

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu, đoàn ĐBQH Nghệ An, thảo luận.
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu, đoàn ĐBQH Nghệ An, thảo luận.

Qua đó, đại biểu Hoàng Minh Hiếu đề nghị bổ sung vào chương trình các nội dung cụ thể. Thứ nhất, bổ sung các mục tiêu cụ thể đến năm 2035 để đánh giá chính xác hơn về việc phát triển văn hóa đọc, như tỷ lệ người dân có thói quen đọc sách, số lượng trung bình số sách mỗi năm người dân đã đọc, mức tăng của số sách được xuất bản hằng năm.

Thứ 2, cần nghiên cứu để bổ sung vào chương trình mục tiêu quốc gia một số chương trình khuyến đọc hiệu quả.

Thứ 3, cần nghiên cứu để xây dựng thể chế về khuyến khích văn hóa đọc; ví dụ như ở Nhật Bản đã xây dựng luật khuyến khích trẻ em đọc sách, luật chấn hưng văn hóa đọc để phát triển văn hóa đọc của toàn dân, trong đó xác định rõ văn hóa đọc là lĩnh vực văn hóa tinh thần, có vai trò quan trọng trong nâng cao dân trí, xây dựng nhân cách con người.

Theo thống kê hiện nay, Việt Nam đang đứng đầu trong khu vực Đông Nam Á về số thư viện công cộng với hơn 6.000 thư viện, trong khi quốc gia đứng thứ hai là Thái Lan chỉ có khoảng 2.000 thư viện công cộng. Trong khi đó, tỷ lệ số người có thói quen đọc sách ở Việt Nam chỉ khoảng 20%, trong khi ở Thái Lan là 86%, Singapore là 80%. Trung bình mỗi năm người Việt chỉ đọc có 4 cuốn sách thì số lượng này ở Singapore, Malaysia, Thái Lan là từ 10-15 quyển sách.

Có 97,7% đơn vị cấp huyện có trung tâm văn hóa, 77,4% đơn vị cấp xã có trung tâm văn hóa và 76,3% đơn vị cấp thôn có nhà văn hóa.

Tuy nhiên, theo đại biểu, việc hỗ trợ và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thể thao cộng đồng chưa được thiết kế một cách tương xứng và nếu không có giải pháp đầy đủ để hỗ trợ và phát huy hoạt động văn hóa quần chúng sẽ không phát huy hết vai trò giá trị của các thiết chế này. Như vậy sẽ khó để đạt được chỉ tiêu 5% dân số luyện tập thể thao thường xuyên để phát triển thể lực và tầm vóc con người Việt Nam.

Theo đó, đại biểu đề nghị bổ sung thêm bể bơi là một trong thiết chế văn hóa. Với tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay và các thiết chế văn hóa còn thiếu, dẫn đến một tỷ lệ trẻ em không biết bơi rất lớn.

Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, hằng năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em chết đuối dưới 16 tuổi, trong đó từ 4 đến 14 tuổi là đứng thứ hai Đông Nam Á và đứng đầu thế giới, cao gấp 10 lần so với các nước phát triển, vì vậy đại biểu đề nghị bổ sung nội dung này để phát triển tầm vóc của người Việt Nam.

phunuvietnam.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo chí - cầu nối niềm tin, động lực phát triển tỉnh Lào Cai

Báo chí - cầu nối niềm tin, động lực phát triển tỉnh Lào Cai

Đúng 100 năm trước, ngày 21/6/1925, Báo Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã xuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Người từng khẳng định: “Báo chí là vũ khí sắc bén của Đảng trên mặt trận tư tưởng - văn hóa”. “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là những vũ khí sắc bén của họ”.

Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc tại xã Tả Gia Khâu

Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc tại xã Tả Gia Khâu

Sáng 20/6, tại xã Tả Gia Khâu, Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (V05), Bộ Công an đã phối hợp với Công an tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở.

Sự cẩn trọng nghề báo

Sự cẩn trọng nghề báo

Một ngày giữa tháng 5, tôi có chuyến thực tế đến thôn Phìn Chải 2, xã A Lù, huyện Bát Xát, nơi xảy ra trận lũ lịch sử vào tháng 9/2024 khiến 7 người chết và hàng chục căn nhà bị sập đổ. Sau gần 1 năm trở lại nơi này, tôi tận mắt thấy cuộc sống đồng bào Mông nơi vùng “rốn lũ” đã hồi sinh. Trở về sau chuyến đi vất vả, đầy ắp thông tin, tư liệu trong sổ tay và hình ảnh đã chụp, tôi viết phóng sự “Trở lại vùng lũ A Lù”.

Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí phát triển

Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí phát triển

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), chiều 19/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan báo chí nhằm tri ân, ghi nhớ công lao của các thế hệ người làm báo qua các thời kỳ.

Tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế số 23 của Tỉnh ủy

Tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế số 23 của Tỉnh ủy

Chiều 19/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế số 23-QC/TU ngày 24/7/2020 về công tác phối hợp chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh (Quy chế số 23) và gặp mặt các cơ quan báo chí nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Ngày 19/6, lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề chủ đề “Báo chí Việt Nam trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).

fb yt zl tw