Phân quyền cho địa phương trong đầu tư, quản lý vận hành kết cấu hạ tầng đường sắt

Chiều 27/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).

Phiên họp chiều 27/5.
Phiên họp chiều 27/5.

Bộ trưởng Trần Hồng Minh cho biết, thực hiện tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội, dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) được sắp xếp, bố cục lại gồm 7 chương, 67 điều, giảm 3 chương, 20 điều so với Luật Đường sắt 2017.

Về các nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng, dự thảo Luật bổ sung quy định để huy động tối đa nguồn lực của địa phương, các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt. Trong đó, có quy định về việc khuyến khích tất cả tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt thông qua nhiều hình thức hợp đồng (BT, BOT, BTO, BLT, BTL...).

Đồng thời, dự thảo Luật bổ sung quy định địa phương được dùng ngân sách của địa phương để tham gia công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, đầu tư xây dựng một số hạng mục thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trình bày tờ trình.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trình bày tờ trình.

Dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong việc đầu tư xây dựng công trình đường sắt quốc gia, đường sắt địa phương, đường sắt chuyên dùng và công trình hạ tầng kỹ thuật đấu nối với công trình đường sắt, công trình đường sắt quốc gia dùng chung với đường sắt địa phương, đường sắt dùng chung với đường bộ.

Để rút ngắn, đơn giản hóa trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư, dự thảo Luật đã bổ sung các quy định về việc được áp dụng thiết kế kỹ thuật tổng thể (thiết kế FEED) thay cho thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi. Trong đó, UBND cấp tỉnh được quyết định thực hiện ngay việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đường sắt đô thị mà không phải thực hiện các thủ tục về chủ trương đầu tư.

Việc bổ sung quy định này là một trong những giải pháp đột phá để tháo gỡ điểm nghẽn về trình tự, thủ tục đầu tư cho hệ thống đường sắt đô thị tại địa phương, góp phần hiện thực hóa Kết luận số 49-KL/TƯ của Bộ Chính trị về việc đẩy nhanh tiến trình đầu tư, hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2035.

Dự thảo Luật cũng rà soát các quy định của pháp luật có liên quan, như Luật Thủ đô, Luật Đất đai và các Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt cho các dự án đường sắt quan trọng quốc gia, đường sắt đô thị trong thời gian qua. Dự thảo Luật đã bổ sung quy định về khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt (TOD) để thể chế hóa Kết luận số 49-KL/TƯ của Bộ Chính trị nhằm khai thác tối đa các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt.

“Dự thảo Luật đã phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền địa phương trong công tác đầu tư, quản lý vận hành kết cấu hạ tầng đường sắt; đã chỉnh lý một số thẩm quyền từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng, chính quyền địa phương thực hiện”, Bộ trưởng Trần Hồng Minh nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra.

Trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban cơ bản nhất trí với tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của dự thảo Luật. Tuy nhiên, Ủy ban đề nghị làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật đối với đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao và đường sắt chuyên dùng; kinh doanh đường sắt, khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt.

Về đầu tư xây dựng công trình đường sắt (Điều 19) và về khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt (Điều 21), một số ý kiến thống nhất với Tờ trình của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách tháo gỡ điểm nghẽn về trình tự, thủ tục đầu tư cho hệ thống đường sắt đô thị tại địa phương nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2035.

Ông Lê Quang Huy cho rằng, một số ý kiến khác đề nghị báo cáo, xin ý kiến cấp có thẩm quyền về cơ chế, chính sách đặc thù quy định tại Điều 19, Điều 21 để bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nâng cao chất lượng và tính minh bạch trong công tác xây dựng pháp luật.

Về kết nối đường sắt (Điều 13), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị làm rõ và nghiên cứu, bổ sung một số quy định quan trọng, như: Cơ chế kết nối đồng bộ và hiệu quả giữa đường sắt với các phương thức vận tải khác; tiêu chí công suất của các cảng, đặc biệt là về cảng cạn và cảng hàng không; việc quyết định kết nối ray giữa các tuyến đường sắt chuyên dùng; nghiên cứu bổ sung quy định về cơ chế phối hợp liên ngành.

Theo hanoimoi.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm về vận chuyển trái phép và buôn lậu hàng hóa

Kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm về vận chuyển trái phép và buôn lậu hàng hóa

Đó là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Tổ phó Tổ công tác 1557 (Tổ công tác theo Quyết định số 1557 ngày 17/5/2025 của UBND tỉnh) khi chủ trì cuộc họp của Tổ công tác 1557 về kết quả thực hiện Kế hoạch số 227 ngày 19/5/2025 của UBND tỉnh về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Cuộc họp diễn ra sáng 27/5.

"Bộ tứ trụ cột" để Việt Nam cất cánh: Chuyển trọng tâm đổi mới sáng tạo lên vai doanh nghiệp

"Bộ tứ trụ cột" để Việt Nam cất cánh: Chuyển trọng tâm đổi mới sáng tạo lên vai doanh nghiệp

Theo Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thì điều này là yếu tố quyết định sự phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thủ tướng cùng các nhà lãnh đạo ký Tuyên bố "ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta"

Thủ tướng cùng các nhà lãnh đạo ký Tuyên bố "ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta"

Chiều 26/5, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về “ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta” và thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 cùng bốn chiến lược về chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội và kết nối.

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại tại các địa phương

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại tại các địa phương

Theo thống kê sơ bộ từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) và phóng viên TTXVN tại các địa phương, mưa lớn từ ngày 22 - 26/5 (tính đến 13 giờ ngày 26/5) đã gây nhiều thiệt hại tại các địa phương.

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang và gia đình nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang và gia đình nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Ban Lễ tang và gia đình nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trân trọng cảm ơn đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế đã gửi điện chia buồn, gửi vòng hoa, đến dự Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng đồng chí Trần Đức Lương.

Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên khoản thu tiền sử dụng đất

Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên khoản thu tiền sử dụng đất

Đảng và Nhà nước có chủ trương phân cấp, phân quyền tối đa theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; nguyên tắc phân cấp, phân quyền phải có điều kiện bảo đảm thực hiện kèm theo, “phải đi đôi với bảo đảm cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính để tổ chức thực hiện có hiệu quả”.

Gần 4.000 tin, bài đăng trên các cơ quan báo chí về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Gần 4.000 tin, bài đăng trên các cơ quan báo chí về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Ngày 25/5, Tổ công tác của Bộ Tư pháp về nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có buổi làm việc để thảo luận về những vấn đề lớn tại Đề cương Dự thảo Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

fb yt zl tw