Phấn đấu vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024 đạt hơn 14 tỷ đồng

Đó là mục tiêu được Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh năm 2024 đặt ra.

Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh vừa ban hành kế hoạch triển khai vận động ủng hộ và sử dụng Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024

Việc ban hành kế hoạch nhằm tiếp tục huy động mọi nguồn lực của xã hội chăm lo, giúp đỡ người nghèo, địa phương nghèo; cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo.

Kế hoạch đặt ra mục tiêu phấn đấu vận động nguồn quỹ toàn tỉnh đạt trên 14 tỷ đồng; trong đó, cấp tỉnh phấn đấu vận động đạt 6 tỷ đồng; cấp huyện và xã phấn đấu đạt 8 tỷ đồng.

Thời gian vận động ủng hộ Quỹ từ 1/5 - 30/11/2024.

Theo đó, công tác tuyên truyền, vận động phải tập trung trong Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024 và Tết “Vì người nghèo” năm 2025 (từ ngày 17/10 - 18/11/2024).

Kế hoạch cũng quy định rõ đối tượng vận động ủng hộ, đối tượng không được vận động ủng hộ và phạm vi vận động; mức vận động ủng hộ quỹ đối với từng đối tượng; hình thức vận động ủng hộ và địa chỉ tiếp nhận; kế hoạch sử dụng Quỹ “Vì người nghèo”…

Hình thức ủng hộ

* Ủng hộ bằng tiền mặt:

Tại cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai. Địa chỉ: phố Phùng Chí Kiên, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai (trụ sở khối III) vào các ngày làm việc trong giờ hành chính (từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần).

* Ủng hộ thông qua tài khoản:

- Tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lào Cai

Tên tài khoản: Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Lào Cai; số tài khoản: 1000007066669999 tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai.

- Tại Kho bạc Nhà nước Lào Cai

Tên đơn vị: Ban Chỉ đạo Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Lào Cai; tài khoản số: 3761.0.9051094.91046 tại Kho bạc Nhà nước Lào Cai.

Trường hợp ủng hộ trực tiếp có địa chỉ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo bằng hiện vật hoặc hỗ trợ trực tiếp làm nhà “Đại đoàn kết”, mua vật tư, công cụ sản xuất, giống cây, con, đề nghị liên hệ và phối hợp với Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Lào Cai để được hướng dẫn và phối hợp triển khai thực hiện.

Cấp huyện, cấp xã: Do ban vận động cấp huyện, cấp xã hướng dẫn triển khai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw