Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Nông dân hiện thực hóa khát vọng làm giàu

Nông dân hiện thực hóa khát vọng làm giàu

z5025928703575-297c23a1a9b4ad0179253790ecf9337c-2492.jpg

Với khát vọng làm giàu, ông Phùng Kim Đức (dân tộc Dao, thôn Khe Tào, xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn) đã lặn lội đến tận xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình học kỹ thuật, kinh nghiệm trồng bưởi da xanh. Sau khi nắm chắc kỹ thuật, ông bàn với gia đình sử dụng số tiền tiết kiệm để đầu tư mua 500 cây giống bưởi da xanh, phân bón và thuê nhân công trồng trên 2,5 ha đất vườn tạp của gia đình.

z5025928724608-002bb22e3791fd9939f4bcff8c50e08f-4593.jpg

Sau 3 năm trồng, cây bưởi da xanh cho thu hoạch vụ đầu với sản lượng đạt 10 tấn quả, doanh thu hơn 170 triệu đồng. Đến năm thứ 4, sản lượng đạt 14 tấn quả, doanh thu gần 300 triệu đồng. Nhờ có Hội Nông dân huyện hỗ trợ giới thiệu, quảng bá, quả bưởi da xanh của gia đình ông đã có đầu ra ổn định, cung cấp cho khách hàng tại địa phương và cả ở thị xã Sa Pa, huyện Bảo Thắng với giá bán bình quân 20.000 đồng/kg. Mô hình trồng bưởi da xanh của gia đình ông Phùng Kim Đức tạo việc làm thường xuyên cho các thành viên gia đình và 4 lao động địa phương theo mùa vụ. Từ mô hình trồng bưởi da xanh gắn với chăn nuôi, trồng rừng, năm 2023 thu nhập của gia đình ông Phùng Kim Đức là hơn 200 triệu đồng, bình quân 55 triệu đồng/người/năm.

Gia đình tôi đã phải bỏ nhiều công sức để học hỏi kinh nghiệm. Do là cây trồng mới ở địa phương nên những năm đầu, việc chăm sóc gặp không ít khó khăn, thậm chí có nguy cơ thất bại.

Ông Phùng Kim Đức, thôn Khe Tào, xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn

Hiệu quả của mô hình trồng bưởi da xanh không chỉ mang lại việc làm, thu nhập cho gia đình ông Phùng Kim Đức mà quan trọng hơn đã giúp hội viên nông dân trong thôn, xã dần thay đổi nhận thức cũng như khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất của gia đình.

Với tư duy nhạy bén cùng sự mạnh dạn, quyết đoán trong phát triển kinh tế, anh Nguyễn Vũ Toàn ở thôn Cố Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) đã đầu tư sản xuất gà giống kết hợp với chăn nuôi gà thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định và tạo việc làm cho một số người dân trong thôn. Anh Toàn và vợ là chị Trần Thị Huyền đã nhiều năm vất vả làm việc tại một số doanh nghiệp ở Hà Nội và Lào Cai. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng cuộc sống vẫn khó khăn, trong khi vợ chồng phải xa cách nhau hàng trăm km. Thấy vậy, vợ chồng bàn nhau “hồi hương”, quyết định tận dụng trang trại của gia đình để chăn nuôi gia cầm. Năm 2019, vợ chồng anh bắt đầu nuôi gà theo hướng trang trại. Tuy nhiên, do phải nhập gà giống từ xuôi về nuôi, quá trình vận chuyển xa và thay đổi môi trường sống nên gà dễ bị chết. Anh đã tìm đến các cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô lớn để học kinh nghiệm sản xuất gà giống. Tiếp đó, anh mua giống gà Lương Phượng và gà Đông Tảo cho lai tạo thành gà lai Hồ. Sau vài lần thất bại, anh Toàn dần làm chủ quy trình sản xuất gà giống. Hiện trang trại của gia đình anh có 6.000 con gà mái đẻ, mỗi tháng xuất ra thị trường khoảng 70.000 con giống với giá bán trung bình 10.000 đồng/con. Toàn bộ gà giống mang thương hiệu Gia Phát Agri của anh Toàn đã có mặt tại thị trường các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ.

Anh Toàn cho biết: Muốn thành công phải có khát vọng, dám chấp nhận rủi ro và cần xây dựng được uy tín, thương hiệu. Mọi công đoạn sản xuất đều cần đầu tư bài bản, từ kỹ thuật lai tạo đến xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi khép kín, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với thời tiết nơi nhập con giống và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm... “Đặc biệt, khi xuất bán, tôi đều tiêm 1 mũi vắc-xin Marek - loại vắc-xin tốt nhất cho con giống, khách hàng đều có phản hồi tốt về chất lượng con giống”.

z5026050391708-8d4fef22958537a3a8ba506d42dba954-5504.jpg

Không chỉ làm giàu cho gia đình, trang trại sản xuất gà giống của anh Toàn còn tạo việc làm thường xuyên với thu nhập ổn định cho 6 lao động và hàng chục lao động thời vụ. Đánh giá về mô hình sản xuất giống gia cầm của gia đình anh Toàn, ông Nguyễn Văn Duy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Hải khẳng định: Đây là mô hình kinh tế hiệu quả và sẽ được nhân rộng trong thời gian tới nhằm phát triển bền vững nghề chăn nuôi gia cầm của xã, đem lại thu nhập cao và ổn định hơn cho nông dân.

z5025944051071-ba678287a6d9b34e11047c76bd0a2ac1-5623.jpg

Không chỉ ông Đức và anh Toàn, trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều nông dân khác mang khát vọng làm giàu, biến những điều tưởng như không thể thành có thể. Đó là ông Sùng Ly Pao ở thôn Lùng Sán, xã Lùng Thẩn (huyện Si Ma Cai) với thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm từ chăn nuôi gia súc; ông Lừu Xuân Thương ở thôn Sán Chá, xã Thào Chư Phìn (huyện Si Ma Cai) với thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm từ sản xuất nông nghiệp tổng hợp kết hợp kinh doanh dịch vụ vận chuyển vật liệu xây dựng; ông Pờ Khái Hùng ở thôn Tả Chư Phùng, xã Tung Chung Phố (huyện Mường Khương) với thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm từ trồng quýt; ông Lồ A Chung ở thôn Mường Bo 2, xã Mường Bo (thị xã Sa Pa) với thu nhập gần 400 triệu đồng/năm từ kinh doanh dịch vụ tổng hợp và homestay…

Có thể thấy mỗi người có một điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, cách thức phát triển kinh tế cũng rất đa dạng nhưng ở họ đều có một điểm chung là luôn có khát vọng làm giàu với tinh thần tự lực, tự cường đáng trân trọng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Tài chính: Nhanh chóng ổn định giá cả trong thời gian khắc phục hậu quả bão số 3

Bộ Tài chính: Nhanh chóng ổn định giá cả trong thời gian khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 12/9, trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết: Qua nắm bắt sơ bộ tình hình tại một số địa bàn các tỉnh một số thời điểm đã xuất hiện việc khan hiếm một số mặt hàng như rau, củ quả, thực phẩm, nước uống... dẫn đến tăng giá cục bộ tại một số địa bàn.

Ước tính chi trả bồi thường bảo hiểm ban đầu do bão Yagi gây ra là 7.000 tỷ đồng

Ước tính chi trả bồi thường bảo hiểm ban đầu do bão Yagi gây ra là 7.000 tỷ đồng

Theo thông tin Bộ Tài chính, đến 17 giờ ngày 12/9, các doanh nghiệp đã tiếp nhận thông tin hơn 9.000 số vụ thiệt hại về tài sản và xe cơ giới; ghi nhận 14 trường hợp tử vong, 18 vụ thuộc nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe. Tổng số tiền chi trả thiệt hại về con người và tài sản ước tính khoảng 7.000 tỷ đồng.

Nỗ lực cấp điện trở lại cho khách hàng

Công ty Điện lực Lào Cai: Nỗ lực cấp điện trở lại cho khách hàng

Trong những ngày qua, mưa lũ đã gây ra nhiều tổn thất về người và tài sản trên địa bàn tỉnh, trong đó hệ thống điện cũng chịu thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên, với tinh thần vượt khó, cán bộ, công nhân viên Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đang ngày đêm nỗ lực nhằm khôi phục cấp điện trở lại cho khách hàng.

Rau củ, quả sẽ liên tục ra Bắc

Rau củ, quả sẽ liên tục ra Bắc

Hàng trăm tấn hàng hóa gồm rau xanh, lương thực thực phẩm, đồ dùng thiết yếu… đã được các hệ thống siêu thị, doanh nghiệp ở TPHCM và các tỉnh phía Nam đưa ra Bắc để hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Bát Xát: Căng mình thông các tuyến giao thông trọng yếu

Tính đến 15 giờ ngày 11/9, số thương vong do ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 3 trên địa bàn huyện Bát Xát là 22 người, trong đó có 7 người thiệt mạng, 8 người mất tích và 7 người bị thương. Các lực lượng của huyện Bát Xát đang tập trung tìm kiếm nạn nhân mất tích, cứu chữa người bị thương và tổ chức khắc phục hậu quả cơn bão, trong đó có việc san gạt, dọn các điểm sạt lở, mục tiêu là sớm đảm bảo thông suốt các tuyến giao thông trọng yếu.

Xuất khẩu tăng mạnh, kỳ vọng đột phá

Xuất khẩu tăng mạnh, kỳ vọng đột phá

Bức tranh xuất khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2024 với nhiều tín hiệu tích cưc đang tạo động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.

fbytzltw