Nhiều trò lừa đảo mới xuất hiện dịp cuối năm

 Một số phương thức lừa đảo mới xuất hiện như: gọi, nhắn tin đến người dân yêu cầu tích hợp thông tin nhà đất, giấy phép lái xe… vào VneID; xưng là nhân viên các công ty chứng khoán có tên tuổi mời người dân tham gia các hội nhóm, các khoá học đầu tư chứng khoán.

Thời gian qua, nhiều người dân ở Yên Bái cũng đã sập bẫy của các đối tượng lừa đảo và bị mất một số tiền lớn so với thu nhập của bản thân, gia đình. Trước dự báo thời điểm cuối năm, hoạt động của loại tội phạm này càng tăng cao, các ngành chức năng ở Yên Bái đã và đang tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo người dân chủ động nâng cao cảnh giác, tránh tình trạng tiền mất, tật mang.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh Yên Bái đã ghi nhận các vụ lừa đảo qua gọi điện thoại, tin nhắn, facebook, zalo…ở nhiều địa phương như huyện Lục Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái… khiến không ít người nhẹ dạ, cả tin đã sập bẫy mất tiền, mất của.

Một trong các ứng dụng lừa đảo

Bà Nguyễn Thị Huệ - một trong những người bị các đối tượng lừa đảo nhắm đến trong thời gian qua ở thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, Yên Bái cho biết: "Tôi đang ngủ trưa thì có cuộc điện thoại gọi đến nói có cái đơn kiện rất quan trọng, đề nghị bà là 2 giờ chiều mai lên trụ sở Công an để giải quyết. Nghĩ so với những gì chúng tôi đã được học tập, tuyên truyền thì thấy đây là trường hợp lừa đảo rõ ràng. Tôi đã trả lời luôn là: Các anh đừng có lừa đảo, tôi sẽ báo Công an rồi tắt máy. Thế là từ hôm đấy không thấy điện lại nữa.

Nhận định dịp cuối năm, tình trạng lừa đảo qua tin nhắn, cuộc gọi trên không gian mạng Internet sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường, các ngành chức năng ở Yên Bái đã và đang triển khai nhiều giải pháp như: đẩy mạnh tuyên truyền về các hình thức lừa đảo của các đối tượng; khuyến cáo người dân khi thấy cuộc gọi, tin nhắn xưng là đại diện cơ quan, tổ chức mời gọi, yêu cầu, đe dọa, ép buộc thực hiện việc này, việc kia thì tuyệt đối không vội tin, không làm theo; nếu thấy nghi ngờ thì báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được xác minh.

Đại úy Nguyễn Văn Hợp, Trưởng Công an thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái thông tin, công an thị trấn tuyên truyền bằng các hình thức truyền thống như in, phát tờ rơi đến từng hộ gia đình, từng người dân, nhất là người già, trẻ em. Cùng với đó là tuyên truyền qua các mạng xã hội như là Facebook, Zalo…Công an thị trấn cũng đã thành lập hơn 200 nhóm Zalo do Công an thị trấn quản lý để tuyên truyền và cập nhật những phương thức, thủ đoạn mới nhất của loại tội phạm này để người dân biết và nâng cao cảnh giác.

Một nạn nhân bị lừa thành công

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài các phương thức lừa đảo cũ như: kết bạn, nhắn tin, giới thiệu là người nước ngoài, có điều kiện về kinh tế muốn gửi tiền nhờ giữ hộ, hoặc làm từ thiện; giả danh cơ quan chức năng thông báo đến người bị hại liên quan đến vụ án hình sự; quảng cáo cho vay với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, tải app nạp tiền vào làm cộng tác viên… còn xuất hiện một số phương thức lừa đảo mới như: gọi, nhắn tin đến người dân yêu cầu tích hợp thông tin nhà đất, giấy phép lái xe… vào VneID; xưng là nhân viên các công ty chứng khoán có tên tuổi mời người dân tham gia các hội nhóm, các khoá học đầu tư chứng khoán, giới thiệu những cơ hội đầu tư sinh lời cao, nhận được nhiều ưu đãi... để dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc nạn nhân.

Nhằm tạo niềm tin, nạn nhân được cho xem các giấy tờ pháp lý, tên tài khoản ngân hàng nhận tiền và dễ dàng tra cứu thông tin trùng khớp trên mạng Internet… Khi nạn nhân phát hiện ra bị lừa đảo thì các đối tượng đã xoá tài khoản của nạn nhân khỏi các hội nhóm và chặn liên lạc với nạn nhân.

Theo Thượng tá Hoàng Văn Tuân, Phó trưởng phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao – Công an tỉnh Yên Bái, sở dĩ vẫn có những người dân bị lừa là do những người này chưa tiếp cận được, hoặc chưa thực sự quan tâm đến cảnh báo, khuyến cáo của lực lượng chức năng; còn hám lời; một bộ phận mới tham gia mạng xã hội, không gian số còn nhẹ dạ cả tin truy cập vào các đường link website, hoặc cài các ứng dụng trên thiết bị di động mà các đối tượng lừa đảo cung cấp... Trong khi đó, việc đấu tranh với loại tội phạm này cũng còn gặp nhiều khó khăn do các đối tượng hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia; sử dụng sim điện thoại, tài khoản ngân hàng “rác”; có máy chủ ở nước ngoài… để phạm tội.

Để tránh bị lừa đảo, không có cách nào khác là mỗi người dân cần luôn nâng cao tinh thần cảnh giác và thường xuyên theo dõi các khuyến cáo của cơ quan chức năng. Nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ, cần báo ngay với cơ quan chức năng biết để kịp thời vào cuộc xác minh, xử lý.

Thượng tá Tuân nhấn mạnh, nhân dân phải thường xuyên theo dõi nội dung tuyên truyền về thủ đoạn của các loại tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang tin chính thống, các nhóm zalo an ninh, các trang Fanpage của lực lượng Công an để nắm được, cùng cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm. Không tin vào những người quen biết trên không gian mạng, hoặc những thông tin mà người đó giới thiệu mà không có căn cứ xác thực. Không cung cấp cho người không có trách nhiệm về thông tin cá nhân của mình; không mua bán, cho tặng tài khoản ngân hàng trong bất cứ trường hợp nào...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Không xảy ra tai nạn giao thông dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2024

Không xảy ra tai nạn giao thông dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2024

Thực hiện chỉ đạo của các cấp bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, UBND, Ban An toàn giao thông tỉnh, các sở, ban, ngành, ban an toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch, phương án triển khai đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại địa phương dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9.

Báo Mỹ đưa tin cảnh sát Việt Nam triệt phá đường dây phim lậu lớn nhất thế giới

Báo Mỹ đưa tin cảnh sát Việt Nam triệt phá đường dây phim lậu lớn nhất thế giới

Đại diện Liên minh Sáng tạo và Giải trí (có trụ sở tại Mỹ) cho biết họ đã hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam để đóng cửa web phim lậu lớn nhất thế giới. Theo ghi nhận, nền tảng chiếu nội dung vi phạm bản quyền trụ sở tại Việt Nam có đến 1/3 lượng người truy cập đến từ Mỹ.

Nhiều biện pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ Quốc khánh (2/9)

Công an huyện Văn Bàn: Nhiều biện pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ Quốc khánh (2/9)

Dịp nghỉ Lễ Quốc khánh (2/9) năm nay kéo dài 4 ngày (31/8 - 3/9), đồng thời là thời điểm diễn ra Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Văn Bàn năm 2024. Lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến tăng cao, tiềm ẩn các nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Trưởng Công an xã bị đối tượng thông chốt giao thông đâm trọng thương

Trưởng Công an xã bị đối tượng thông chốt giao thông đâm trọng thương

Thực hiện đợt cao điểm tấn công trấn áp các loại tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 2/9/2024, trong quá trình phối hợp tuần tra bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn, Thiếu tá Cao Văn Dương, Trưởng Công an xã Cốc Mỳ (huyện Bát Xát) đã bị đối tượng điều khiển xe mô tô “thông chốt” đâm trọng thương.

Làm rõ đường dây làm tiền giả, làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức

Làm rõ đường dây làm tiền giả, làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức

Ngày 30/8, Cơ quan an ninh điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đã kết luận điều tra vụ án đề nghị truy tố 14 bị can về 7 tội danh “Làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả; Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

fbytzltw