Nhiều giải pháp nâng cao tầm vóc, thể trạng cho người dân

LCĐT - Những năm qua, các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm và có nhiều giải pháp nâng cao thể lực, tầm vóc người dân trên địa bàn, nhất là giới trẻ.

Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai đã có nhiều hình thức thu hút học sinh tích cực tham gia vào hoạt động văn nghệ, thể dục - thể thao. Cô giáo Ngô Thị Nghi, Phó Hiệu trưởng Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai cho biết: Khi tỉnh triển khai Đề án phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trên địa bàn tỉnh, hằng năm, nhà trường đều xây dựng kế hoạch và đề ra giải pháp cho hoạt động giáo dục thể chất. Ngay từ khi tuyển sinh vào lớp 10, nhà trường đã khám, kiểm tra sức khỏe cho học sinh, từ đó phối hợp với phụ huynh điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể thao nâng cao thể chất cho các em. Nhà trường cũng tích hợp giáo dục thể chất thông qua các môn học khác ngoài thể dục như Sinh học, Giáo dục công dân… đồng thời đổi mới dạy học theo hướng tăng cường vận động cho học sinh, tổ chức dạy học thể dục theo xu thế hiện đại…

Nhiều giải pháp nâng cao tầm vóc, thể trạng cho người dân ảnh 1
Tổ chức các giải thể thao trong trường học.

Không chỉ tập trung ở lứa tuổi học sinh THPT, thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đã đưa vào trường học các nội dung phát triển thể lực, tầm vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất đối với học sinh từ 3 tuổi đến 18 tuổi, trong đó chuẩn hóa, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang - thiết bị, dụng cụ thể dục - thể thao phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học.

Hiện nay, đã có trên 90% trường tiểu học, THCS, THPT có sân tập luyện, dạy học môn giáo dục thể chất riêng biệt; 89/602 trường (đạt 14,7%) có nhà đa chức năng; 100% trường phổ thông có đủ thiết bị, dụng cụ tối thiểu dạy, học môn giáo dục thể chất. Năm học 2022 - 2023, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu đối với cấp mầm non và phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2027, tổng kinh phí là hơn 849 tỷ đồng, ưu tiên cho các trường có học sinh nội trú, bán trú và vùng khó khăn.
Ông Đặng Nguyên Hoàn, Phó Trưởng Phòng Giáo dục Đại học và Giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Cùng với đầu tư cơ sở vật chất, sở đã chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai, thực hiện chương trình môn học giáo dục thể chất theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là nội dung môn học giáo dục thể chất theo theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy, học giáo dục thể chất cho học sinh được triển khai quyết liệt ở các cấp học. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên giáo dục thể chất được tăng cường về số lượng, hiện toàn tỉnh có hơn 700 giáo viên giáo dục thể chất, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo; 100% trường phổ thông có giáo viên chuyên trách, chất lượng chuyên môn từng bước được nâng cao.

Thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030 trên địa bàn tỉnh, những năm qua, ngành y tế rất tích cực triển khai thực hiện công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em. Hằng năm, ngành đều tổ chức truyền thông tư vấn chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dinh dưỡng tại cơ sở y tế và cộng đồng; tổ chức các lễ phát động về Ngày vi chất dinh dưỡng, Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ, Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển…; tổ chức truyền thông kết hợp thực hành dinh dưỡng về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em cho phụ nữ có thai và bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại các thôn, bản… Theo đó, số trẻ dưới 2 tuổi được cân 3 tháng/lần đạt trên 96%; số trẻ dưới 5 tuổi được cân, đo, theo dõi tăng trưởng đạt trên 98%. Đã tổ chức khám sàng lọc 9.492/9.793 trẻ dưới 5 tuổi tại cộng đồng, đạt 96,9%, phát hiện và tiếp nhận điều trị 242 trẻ suy dinh dưỡng nặng cấp tính bằng sản phẩm Hebi, trong đó có 185 trẻ khỏi suy dinh dưỡng (đạt 76,45%), bỏ cuộc 6 trẻ (2,5%); 51 trẻ đang tiếp tục điều trị (21,07%)…

Ông Nguyễn Công Kiên, Phó Trưởng Phòng Quản lý thể dục thể thao, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh cho biết: Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và thực hiện Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2030, gồm 4 chương trình lớn với sự tham gia của các Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, góp phần thay đổi nhận thức, sự quan tâm của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương và người dân. Người dân được quan tâm nhiều hơn từ việc chăm sóc sức khỏe đến điều kiện sinh hoạt và đáp ứng nhu cầu tập luyện thể dục - thể thao. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể cân nặng/tuổi năm 2011 là 24%, đến nay giảm còn 17,6% (chỉ tiêu kế hoạch đề ra là dưới 18%); suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi từ 38,9% năm 2011, đến nay giảm còn 31% (chỉ tiêu kế hoạch đề ra là dưới 32%).

Để tiếp tục thực hiện tốt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2030, hằng năm, Ban Chỉ đạo của tỉnh đều xây dựng, ban hành kế hoạch nhằm thống nhất giải pháp chỉ đạo thực hiện đề án một cách đồng bộ, từng bước nâng cao chất lượng sức khỏe và tăng tuổi thọ người Lào Cai, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội có điểm cho các cầu thủ Việt Nam

Vòng chung kết Giải bóng đá U23 châu Á năm 2024: Cơ hội có điểm cho các cầu thủ Việt Nam

22 giờ 30 phút tối nay 17/4, đội tuyển U23 Việt Nam sẽ gặp U23 Kuwait trong khuôn khổ bảng D vòng chung kết Giải bóng đá U23 châu Á năm 2024. Tại đấu trường này, U23 Việt Nam từng giành quyền vào vòng chung kết năm 2018, lọt vào tứ kết năm 2022, nhưng cũng từng hai lần dừng bước ở vòng bảng vào các năm 2016 và 2020.

VAR được áp dụng tại Vòng chung kết U23 châu Á 2024

VAR được áp dụng tại Vòng chung kết U23 châu Á 2024

Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) đã có buổi họp với các thành viên đội tuyển U23 Việt Nam để phổ biến những quy định chung dành cho các đội tham dự Vòng chung kết U23 châu Á 2024. Những nội dung quan trọng trong Luật thi đấu cũng được đề cập đến, trong đó có việc áp dụng công nghệ VAR tại tất cả các trận đấu của giải.

fb yt zl tw