Nhất trí bổ sung luật sửa đổi về Bảo hiểm y tế với 4 chính sách cấp bách

Chiều 22/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Tờ trình do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày cho biết, Chính phủ đề nghị xây dựng luật này nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của Nhà nước về công tác BHYT. Bên cạnh đó, việc trình sửa luật cũng nhằm khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật BHYT hiện hành và đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan trong tình hình mới.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.

Theo tờ trình, Chính phủ đề xuất 4 chính sách:

Thứ nhất, điều chỉnh đối tượng tham gia BHYT đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan.

Thứ hai, điều chỉnh phạm vi quyền lợi BHYT phù hợp với mức đóng, cân đối quỹ BHYT và yêu cầu chăm sóc sức khỏe trong từng giai đoạn.

Thứ ba, điều chỉnh các quy định về BHYT có liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và phát huy vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh BHYT.

Thứ tư, phân bổ sử dụng quỹ BHYT hiệu quả.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng.

Chính phủ cũng đề nghị UBTVQH xem xét cho phép bổ sung dự án luật vào chương trình, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại một kỳ họp (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV).

Qua thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban này và các Cơ quan của Quốc hội tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Ngoài ra, đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn về lý do chưa sửa đổi toàn diện luật này, lộ trình sửa đổi toàn diện để thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về BHYT và khắc phục toàn diện các hạn chế, vướng mắc, bất cập đã được chỉ ra trong tổ chức thực hiện BHYT.

Thảo luận tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho rằng, dự án luật này vì thực sự rất cấp thiết, đáng ra phải được trình sửa toàn diện từ lâu. Tuy nhiên, hiện tại, việc đảm bảo chất lượng, đúng quy trình để kịp trình UBTVQH cho ý kiến vào tháng 9 là một thách thức với Cơ quan soạn thảo vì còn rất nhiều việc phải làm.

Quang cảnh phiên họp.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dù là cấp bách, khẩn trương nhưng phải đảm bảo chất lượng, đủ điều kiện, tránh "làm sơ sơ mà thẩm định không đạt lại mất công". Hơn nữa, theo đánh giá Luật BHYT hiện hành có tới 120 bất cập, vướng mắc, nên việc lựa chọn sửa một số nội dung cấp bách cần được đánh giá kỹ.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế nghiên cứu, có cần thiết sửa ngay không, hay là chờ để sửa một cách căn bản. Bên cạnh đó, đề nghị Bộ trưởng, các Thứ trưởng của Bộ Y tế, các lãnh đạo đến cấp vụ phải làm việc tích cực, khẩn trương, nỗ lực, quyết liệt, đảm bảo trình UBTVQH hồ sơ tài liệu trong tháng 9 để kịp thẩm tra.

Sau khi thảo luận, UBTVQH đã đồng ý bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội thông qua tại một kỳ họp với 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành.

Theo cand.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw