Nghệ thuật bảo đảm hậu cần cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn, diễn ra trong thời gian dài. Do đó, công tác bảo đảm hậu cần phục vụ chiến trường là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt. Tháng 7/1953, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Hội đồng cung cấp mặt trận Trung ương với nhiệm vụ chỉ đạo các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương huy động sức người, sức của bảo đảm hậu cần cho chiến trường.

Phát huy sức mạnh tổng hợp trong bảo đảm hậu cần

Theo phương châm tác chiến ban đầu, dự kiến nhu cầu vật chất bảo đảm cho Chiến dịch Điện Biên Phủ là 434 tấn đạn, 7.730 tấn gạo, 465 tấn thực phẩm khô, hàng trăm tấn muối... Nhưng sau khi chuyển sang phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, tổng số đạn cần cho chiến dịch tăng gần 3,5 lần, gạo tăng gần 2 lần. Chỉ tính riêng về lương thực, bình quân chiến dịch phải sử dụng khoảng 90 tấn mỗi ngày để bảo đảm cho các lực lượng từ Sơn La trở vào, đồng thời tại Điện Biên Phủ phải có khoảng 50 tấn. Để chuyển lượng lương thực, thực phẩm này tới các trận địa mỗi ngày cần hơn 3.000 dân công hỏa tuyến. Mặt khác, việc cung cấp tiếp tế lại phải giải quyết trong điều kiện chiến trường cách xa hậu phương 600km; địa hình rừng núi hiểm trở, đường vận tải cơ giới hư hỏng, đường thủy không thuận lợi, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, dân cư thưa thớt, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Trong khi đó, địch tập trung đánh phá ác liệt trên các tuyến trọng điểm ngăn ta chi viện từ hậu phương lên chiến trường Điện Biên Phủ.

Do đó, công tác bảo đảm hậu cần là nhiệm vụ hết sức nặng nề. Hội đồng cung cấp mặt trận các cấp đã kết hợp với các tổ chức kinh tế, tài chính nhà nước chi viện ngày càng nhiều và kịp thời nhân lực, vật lực cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc vận động nhân dân chi viện cho tiền tuyến do Hội đồng cung cấp mặt trận tiến hành lớn chưa từng có, huy động sức người, sức của ở cả vùng địch tạm chiếm và vùng tự do Bắc Khu 4, Việt Bắc và Tây Bắc. Theo đó, tuyến hậu phương do Hội đồng cung cấp mặt trận Trung ương và Hội đồng cung cấp mặt trận Liên khu Việt Bắc, Liên khu 3, Liên khu 4 và Tổng cục Cung cấp ở hậu phương đảm nhiệm. Tuyến tiền phương do Hội đồng cung cấp mặt trận Liên khu Tây Bắc cùng Tổng cục Cung cấp ở tiền phương đảm nhiệm.

Lực lượng dân công vận chuyển lương thực ra mặt trận Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Lực lượng dân công vận chuyển lương thực ra mặt trận Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Hội đồng cung cấp mặt trận các cấp cùng các lực lượng bảo đảm hậu cần đã huy động hơn 260.000 dân công, hơn 20.000 xe đạp thồ, 17.000 ngựa thồ, hơn 11.800 thuyền, bè mảng và 628 xe ô tô phục vụ vận chuyển hàng hóa, vũ khí, đạn dược cho chiến dịch. Tổng khối lượng vật chất bảo đảm lên tới 20.000 tấn... Với sự góp sức của Hội đồng cung cấp mặt trận các cấp, công tác hậu cần đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm cho Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi hoàn toàn.

Chú trọng nguồn lực tại chỗ

Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trên địa bàn xa hậu phương chiến lược. Mặt khác, địa bàn khu vực Điện Biên Phủ có nhiều rừng núi và sông suối chia cắt, giao thông vận tải kém phát triển, khí hậu thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, địch thường xuyên đánh phá các tuyến vận tải nên công tác hậu cần gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, việc tổ chức bảo đảm hậu cần tại chỗ là biện pháp rất quan trọng, tạo điều kiện cho hậu phương tập trung vào những nội dung mà hậu cần tại chỗ chưa đủ sức giải quyết.

Hội đồng cung cấp mặt trận đã huy động lực lượng dân công, phương tiện, lương thực, thực phẩm lớn từ đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Trên cơ sở động viên và tổ chức toàn dân làm công tác bảo đảm hậu cần cho chiến dịch, Hội đồng cung cấp mặt trận đã kết hợp chặt chẽ khả năng bảo đảm hậu cần tại chỗ với hậu cần Trung ương, tạo sức mạnh tổng hợp trong tổ chức bảo đảm hậu cần cho lực lượng vũ trang, bảo đảm kịp thời, chủ động, đầy đủ trên các địa bàn tác chiến của chiến dịch. Riêng đồng bào tỉnh Lai Châu đã đóng góp cho chiến dịch 2.666 tấn gạo, 226 tấn thịt, 210 tấn rau xanh, 348 ngựa thồ...; nhân dân tỉnh Sơn La đã đóng góp hơn 3.600 tấn gạo, 130 tấn thịt lợn, hàng chục tấn thịt trâu, bò, huy động hơn 1 triệu ngày công và nhiều lừa, ngựa thồ, thuyền mảng, các vật liệu làm đường, chống lầy, dựng cầu vượt qua sông suối.

Phát triển sáng tạo tổ chức Hội đồng cung cấp mặt trận bảo đảm cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ta tổ chức nhiều mô hình tương tự như: Ban cung cấp quốc phòng, Ban điều hòa giao thông ở các tỉnh trọng điểm Khu 4; Hội đồng cung cấp tiền phương từ miền xuống khu, tỉnh ở miền Nam; Hội đồng chi viện tiền tuyến Trung ương; Hội đồng chi viện miền Nam... qua đó động viên, huy động cho từng chiến dịch, từng mặt trận để khai thác hiệu quả nguồn nhân lực, vật lực bảo đảm kịp thời cho kháng chiến thắng lợi. Các mô hình độc đáo, sáng tạo này vẫn còn nguyên giá trị, cần được vận dụng và phát triển phù hợp với điều kiện thực tế.

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng lực lượng vũ trang Lào Cai vững mạnh toàn diện

Nhân Ngày truyền thống lực lượng vũ trang Quân khu 2 (19/10): Xây dựng lực lượng vũ trang Lào Cai vững mạnh toàn diện

Suốt chặng đường 78 năm qua, lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu 2 cùng với quân, dân cả nước và đồng bào các dân tộc trên địa bàn Tây Bắc đã làm nên những chiến công vang dội và đạt nhiều thành tích vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và thời kỳ đổi mới, xây đắp truyền thống: “Trung thành, tự lực, đoàn kết, anh dũng, chiến thắng”.

“Biệt đội” cứu nạn, cứu hộ vì Nhân dân quên mình

“Biệt đội” cứu nạn, cứu hộ vì Nhân dân quên mình

Mưa lũ, ngập úng và sạt lở đất đá do hoàn lưu bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhà nước và Nhân dân tại nhiều địa phương trong tỉnh. Trong thời khắc hiểm nguy đó, cùng với các lực lượng khác, cán bộ và chiến sĩ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), Công an tỉnh đã không màng khó khăn, chạy đua với thời gian để cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ Nhân dân.

Tiếng kẻng giữ bình yên Tả Gia Khâu

Tiếng kẻng giữ bình yên Tả Gia Khâu

Keng... keng... keng...
Từ chiếc kẻng sơn màu đỏ thẫm treo bên hông nhà văn hóa thôn Tả Gia Khâu, tiếng kẻng dội vào những vách núi dựng đứng như thể cộng hưởng, lan rộng trong không trung. Tiếng kẻng như gọi bản làng nằm im lìm giữa núi rừng Tả Gia Khâu thức giấc.

Sử dụng chó nghiệp vụ của biên phòng tìm kiếm người mất tích ở Nậm Tông

Sử dụng chó nghiệp vụ của biên phòng tìm kiếm người mất tích ở Nậm Tông

Đại tá Nguyễn Phi Khanh, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai cho biết: Sáng nay 17/9, Bộ đội Biên phòng đã cử đi gần 20 cán bộ cùng 5 chó nghiệp vụ đến hiện trường để triển khai tìm kiếm cứu nạn người mất tích trong vụ sạt lở đất tại xóm Bản Cái, thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc (Bắc Hà).

Từ thiện - không chỉ cần tấm lòng

Từ thiện - không chỉ cần tấm lòng

Với truyền thống "tương thân, tương ái", "lá lành đùm lá rách", thời gian qua, một số cá nhân đã đứng ra kêu gọi hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do mưa bão. Tuy nhiên, nhiều cá nhân đang kêu gọi không đúng cách, thậm chí có thể vi phạm pháp luật...

Mệnh lệnh từ trái tim

Tìm kiếm cứu nạn tại Làng Nủ: Mệnh lệnh từ trái tim

Những ngày qua, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang không nề hà, đắn đo, dầm mình trong bùn đất, bới từng gốc cây, lật từng tảng đá mong muốn sớm tìm được nạn nhân. Các chiến sĩ quân đội, công an, dân quân làm việc không ngơi nghỉ, gạt đi nỗi sợ hãi thận trọng nâng thi thể của đồng bào gặp nạn, với họ đây không chỉ là nhiệm vụ mà là mệnh lệnh từ trái tim.

Huy động hơn 16.000 lượt bộ đội, dân quân, tự vệ tham gia khắc phục hậu quả mưa lũ

Huy động hơn 16.000 lượt bộ đội, dân quân, tự vệ tham gia khắc phục hậu quả mưa lũ

Từ ngày 8/9 đến nay, tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh có diễn biến phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ở các địa phương, mưa lũ, sạt lở đất đã khiến hàng trăm người chết, mất tích, bị thương; cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề, ước hàng nghìn tỷ đồng.

Dũng cảm đấu tranh với tội phạm ma túy

Dũng cảm đấu tranh với tội phạm ma túy

Dáng người thư sinh, gương mặt và nụ cười hiền lành là cảm nhận khi gặp Đại úy Trần Quang Huy, Phó Đội trưởng, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh - tấm gương tiêu biểu trong công tác đấu tranh với tội phạm ma túy. Trong chuyên án lớn gần đây, khi truy bắt, khống chế đối tượng mua bán ma túy trái phép, anh đã bị thương nặng nhưng kiên quyết không để tội phạm tẩu thoát.

Huyện Văn Bàn tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ năm 2024

Huyện Văn Bàn tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ năm 2024

Trong 2 ngày 23 - 24/8, Ban Chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo huyện Văn bàn tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ năm 2024 với đề mục: “Chuyển lực lượng vũ trang huyện Văn Bàn vào các trạng thái sẵn sàng chiến đấu, chuyển địa phương vào các trạng thái về quốc phòng; tổ chức chuẩn bị và thực hành tác chiến phòng thủ”. Đây là địa phương cuối cùng của tỉnh tổ chức diễn tập trong nhiệm kỳ này.

fbytzltw