Ngày xuân cùng với người lính “Mắt thần Đông Dương”

Mang sứ mệnh đặc biệt, Trạm Ra-đa 29 (thuộc Trung đoàn Ra-đa 290, Sư đoàn Phòng không 375, Quân chủng Phòng không-Không quân) được ví là “Mắt thần Đông Dương”. Đóng quân trên đỉnh núi, cách xa dân cư, thế nhưng, những người lính đã biến cuộc sống trở nên ý nghĩa bằng lý tưởng và tình đồng chí, đồng đội đầy tình thương mến thương.

Không để Tổ quốc bị bất ngờ

Thiếu tá Phạm Minh Quế-Trạm trưởng Trạm Ra-đa 29 chia sẻ với sự hãnh diện, tự hào: “Trạm Ra-đa 29 từng được mệnh danh là “Mắt thần Đông Dương”, có nhiệm vụ kịp thời phát hiện các hành động bay trên không, qua đó phối hợp cùng các lực lượng để xử lý, bảo vệ sự bình yên trên vùng trời Tổ quốc. Được làm việc tại đây là niềm tự hào và vinh dự của mỗi người lính chúng tôi. Thời gian qua, để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đơn vị không ngừng nâng cao chất lượng sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), quản lý vùng trời với việc huấn luyện, học tập, nghiên cứu khoa học; nâng cao hiệu quả chiến đấu bằng việc phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, làm chủ và giữ gìn tốt vũ khí trang bị được biên chế. Tập thể chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới”.

Trạm Ra-đa 29 (thuộc Trung đoàn Ra-đa 290, Sư đoàn Phòng không 375, Quân chủng Phòng không-Không quân) được ví là “Mắt thần Đông Dương”.

Trạm Ra-đa 29 (thuộc Trung đoàn Ra-đa 290, Sư đoàn Phòng không 375, Quân chủng Phòng không-Không quân) được ví là “Mắt thần Đông Dương”.

Đối với công tác SSCĐ dịp trước, trong và sau Tết, Thiếu tá Phạm Minh Quế cho biết, đơn vị có kế hoạch, phân công trực phục vụ SSCĐ. Đây là nhiệm vụ trọng tâm nhất với việc tiến hành kiểm tra, rà soát, bổ sung hoàn thiện kế hoạch chiến đấu và tổ chức luyện tập thuần thục từng phương án đã được phê duyệt. Duy trì nghiêm chế độ trực SSCĐ, trực chỉ huy, trực ban. Phối hợp với đơn vị bạn, chính quyền và nhân dân địa phương giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đóng quân. Tinh thần chung của đơn vị là có một cái Tết vui tươi, đầm ấm, an toàn, tiết kiệm và đảm bảo SSCĐ. Đơn vị đảm bảo đúng, đủ tiêu chuẩn Tết cho mỗi cán bộ, chiến sĩ, ưu tiên cán bộ, chiến sĩ gia đình ở xa, nhiều năm chưa về quê đón Tết với gia đình được nghỉ phép dịp này.

Đóng quân trên đỉnh núi, cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ Trạm Ra-đa 29 gặp nhiều khó khăn. Thượng úy Phan Tiến Vĩ, Phó trạm trưởng Trạm Ra-đa 29 chia sẻ: “Từ 6 giờ sáng, bộ phận nuôi quân cử người xuống núi đi chợ mua lương thực, thực phẩm để chuẩn bị bữa ăn cho toàn đơn vị. Những ngày thường không sao, vào ngày mưa thì rất bất tiện nhất là khi có mây mù, đường trơn. Để cải thiện bữa ăn hàng ngày, đơn vị đẩy mạnh tăng gia sản xuất với việc cải tạo đất trồng rau xanh và chăn nuôi heo, gà”.

Thời tiết ở Trạm Ra-đa 29 thường xuyên ẩm ướt bởi mây mù.

Thời tiết ở Trạm Ra-đa 29 thường xuyên ẩm ướt bởi mây mù.

Ấp áp tình đồng đội

Cán bộ, chiến sĩ Trạm Ra-đa 29 tăng gia sản xuất để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Cán bộ, chiến sĩ Trạm Ra-đa 29 tăng gia sản xuất để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Tiếp xúc, trò chuyện với những chiến sĩ của đơn vị, chúng tôi cảm nhận được cuộc sống ở nơi đây luôn ấm áp tình đồng chí, đồng đội. Binh nhất Phạm Minh Tỉnh, chiến sĩ báo vụ của Trạm Ra-đa 29 quê tỉnh Quảng Bình chia sẻ: “Những ngày đầu khi đến đây, trên đỉnh núi đầy nắng gió và sương muối; hơn nữa do bị cô lập với khu dân cư, hằng ngày chỉ tiếp xúc với anh em đồng chí trong đơn vị nên em cũng buồn và nhớ nhà. Nhờ sự động viên, chia sẻ của các anh cán bộ chỉ huy và anh em chiến sĩ trong Trung đội, em dần quen và nắm bắt kịp thời các kiến thức để bắt tay vào nhiệm vụ ngày càng tự tin, vững vàng hơn. Đến nay, em không chỉ nắm vững kỹ thuật, kỹ năng trong công tác mà qua sự phấn đấu, nỗ lực của mình, vừa qua em đã được kết nạp vào Đảng”.

Trong khi đó, trắc thủ ra-đa Đặng Bá Đạt (sinh năm 2004, quê huyện Thanh Chương, Nghệ An) cho hay, sống và công tác tại Trạm Ra-đa 29, luôn được các anh chỉ huy cũng như đồng chí, đồng đội rất quan tâm nên Đạt nhanh chóng hòa nhập và thực hiện tốt các nhiệm vụ tại đây. “Mỗi ngày ở đây có đến 4 mùa, song dài nhất là mùa mưa và gió biển với sương muối bao phủ khiến mọi thứ đều ẩm ướt, áo quần phơi nhiều ngày không khô. Vào mùa khô thì thiếu nước sinh hoạt. Cán bộ, chiến sĩ đơn vị thay phiên nhau xuống suối cách trạm vài km để lấy nước về sinh hoạt. Điều kiện khó khăn như vậy nhưng được sự giáo dục, động viên của các cấp lãnh đạo, các cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đã được quan tâm giúp đỡ, động viên nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ”, trắc thủ ra-đa Đặng Bá Đạt cho biết.

Lãnh đạo Trung đoàn 290 chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trạm Ra-đa 29.

Lãnh đạo Trung đoàn 290 chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trạm Ra-đa 29.

Mặc dù đóng quân cách xa khu dân cư, thế nhưng những người lính Trạm Ra-đa 29 vẫn có một cái Tết với không khí đầm ấm, thắm tình quân dân. Trước Tết, Trạm Ra-đa 29 phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức hoạt động vui Xuân, đón Tết, như: Cùng với Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Đà Nẵng tổ chức Lễ hội gói bánh chưng; phối hợp với Đoàn phường Thanh Bình (quận Hải Châu), Chi đoàn Trường Tiểu học Trần Cao Vân tổ chức Hội thi văn nghệ, thi hái hoa dân chủ, giao lưu văn hóa… Và, sự quan tâm của cấp trên, của cấp ủy, chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể là động lực để những người lính ra-đa yên tâm bảo vệ bầu trời Tổ quốc thân yêu.

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng lực lượng vũ trang Lào Cai vững mạnh toàn diện

Nhân Ngày truyền thống lực lượng vũ trang Quân khu 2 (19/10): Xây dựng lực lượng vũ trang Lào Cai vững mạnh toàn diện

Suốt chặng đường 78 năm qua, lực lượng vũ trang (LLVT) Quân khu 2 cùng với quân, dân cả nước và đồng bào các dân tộc trên địa bàn Tây Bắc đã làm nên những chiến công vang dội và đạt nhiều thành tích vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và thời kỳ đổi mới, xây đắp truyền thống: “Trung thành, tự lực, đoàn kết, anh dũng, chiến thắng”.

“Biệt đội” cứu nạn, cứu hộ vì Nhân dân quên mình

“Biệt đội” cứu nạn, cứu hộ vì Nhân dân quên mình

Mưa lũ, ngập úng và sạt lở đất đá do hoàn lưu bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhà nước và Nhân dân tại nhiều địa phương trong tỉnh. Trong thời khắc hiểm nguy đó, cùng với các lực lượng khác, cán bộ và chiến sĩ Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), Công an tỉnh đã không màng khó khăn, chạy đua với thời gian để cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ Nhân dân.

Tiếng kẻng giữ bình yên Tả Gia Khâu

Tiếng kẻng giữ bình yên Tả Gia Khâu

Keng... keng... keng...
Từ chiếc kẻng sơn màu đỏ thẫm treo bên hông nhà văn hóa thôn Tả Gia Khâu, tiếng kẻng dội vào những vách núi dựng đứng như thể cộng hưởng, lan rộng trong không trung. Tiếng kẻng như gọi bản làng nằm im lìm giữa núi rừng Tả Gia Khâu thức giấc.

Sử dụng chó nghiệp vụ của biên phòng tìm kiếm người mất tích ở Nậm Tông

Sử dụng chó nghiệp vụ của biên phòng tìm kiếm người mất tích ở Nậm Tông

Đại tá Nguyễn Phi Khanh, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai cho biết: Sáng nay 17/9, Bộ đội Biên phòng đã cử đi gần 20 cán bộ cùng 5 chó nghiệp vụ đến hiện trường để triển khai tìm kiếm cứu nạn người mất tích trong vụ sạt lở đất tại xóm Bản Cái, thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc (Bắc Hà).

Từ thiện - không chỉ cần tấm lòng

Từ thiện - không chỉ cần tấm lòng

Với truyền thống "tương thân, tương ái", "lá lành đùm lá rách", thời gian qua, một số cá nhân đã đứng ra kêu gọi hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do mưa bão. Tuy nhiên, nhiều cá nhân đang kêu gọi không đúng cách, thậm chí có thể vi phạm pháp luật...

Mệnh lệnh từ trái tim

Tìm kiếm cứu nạn tại Làng Nủ: Mệnh lệnh từ trái tim

Những ngày qua, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang không nề hà, đắn đo, dầm mình trong bùn đất, bới từng gốc cây, lật từng tảng đá mong muốn sớm tìm được nạn nhân. Các chiến sĩ quân đội, công an, dân quân làm việc không ngơi nghỉ, gạt đi nỗi sợ hãi thận trọng nâng thi thể của đồng bào gặp nạn, với họ đây không chỉ là nhiệm vụ mà là mệnh lệnh từ trái tim.

Huy động hơn 16.000 lượt bộ đội, dân quân, tự vệ tham gia khắc phục hậu quả mưa lũ

Huy động hơn 16.000 lượt bộ đội, dân quân, tự vệ tham gia khắc phục hậu quả mưa lũ

Từ ngày 8/9 đến nay, tình hình mưa lũ trên địa bàn tỉnh có diễn biến phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ở các địa phương, mưa lũ, sạt lở đất đã khiến hàng trăm người chết, mất tích, bị thương; cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề, ước hàng nghìn tỷ đồng.

Dũng cảm đấu tranh với tội phạm ma túy

Dũng cảm đấu tranh với tội phạm ma túy

Dáng người thư sinh, gương mặt và nụ cười hiền lành là cảm nhận khi gặp Đại úy Trần Quang Huy, Phó Đội trưởng, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh - tấm gương tiêu biểu trong công tác đấu tranh với tội phạm ma túy. Trong chuyên án lớn gần đây, khi truy bắt, khống chế đối tượng mua bán ma túy trái phép, anh đã bị thương nặng nhưng kiên quyết không để tội phạm tẩu thoát.

Huyện Văn Bàn tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ năm 2024

Huyện Văn Bàn tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ năm 2024

Trong 2 ngày 23 - 24/8, Ban Chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo huyện Văn bàn tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ năm 2024 với đề mục: “Chuyển lực lượng vũ trang huyện Văn Bàn vào các trạng thái sẵn sàng chiến đấu, chuyển địa phương vào các trạng thái về quốc phòng; tổ chức chuẩn bị và thực hành tác chiến phòng thủ”. Đây là địa phương cuối cùng của tỉnh tổ chức diễn tập trong nhiệm kỳ này.

Vị tướng của lòng dân

Kỷ niệm 113 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2024): Vị tướng của lòng dân

Từ một thầy giáo dạy Lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành một nhà quân sự thiên tài, tầm cao tư duy về nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Tài năng, trí tuệ, đức độ, nhân cách của Đại tướng mãi mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc, sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

fbytzltw