Ngày hội thể thao thân thiện dành cho trẻ khuyết tật

Nhân Ngày kỷ niệm Thế giới nhận thức về tự kỷ (2/4) và Ngày Người Khuyết tật Việt Nam (18/4), trong 2 ngày 1 - 2/4, hàng trăm trẻ em, thanh thiếu niên khuyết tật trí tuệ, khuyết tật phát triển từ 18 tỉnh, thành phố trên cả nước đã về tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế tham gia Ngày hội thể thao thân thiện cho thanh thiếu niên, trẻ khuyết tật trí tuệ, khuyết tật phát triển năm 2023.

Các em được trải nghiệm, vui chơi trong niềm vui được cổ vũ nhiệt tình, nồng hậu của phụ huynh, người chăm sóc, giáo viên và tình nguyện viên.
Các em được trải nghiệm, vui chơi trong niềm vui được cổ vũ nhiệt tình, nồng hậu của phụ huynh, người chăm sóc, giáo viên và tình nguyện viên. 

Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam (Dự án Hòa nhập). Ngày hội do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) cùng Mạng lưới Tự kỷ Việt Nam (VAN), Hội gia đình trẻ bại não Việt Nam (CPFAV) và nhóm câu lạc bộ gia đình trẻ có hội chứng Down tổ chức.

Bà Ritu Tariyal, Giám đốc Phòng Hàn gắn và Phát triển Hòa nhập, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam cho biết, dự án Hòa nhập là một trong những dự án nổi bật mà Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đã thực hiện tại Việt Nam trong suốt 30 năm qua. Qua đó, tổ chức cam kết mạnh mẽ, nỗ lực đồng hành giúp các em có điều kiện hòa nhập tốt nhất, vì hòa nhập chính là quyền cơ bản của con người.

Ngày hội tạo nên sân chơi bổ ích giúp các em có khuyết tật trí tuệ, khuyết tật phát triển được thể hiện và phát huy tối đa khả năng của mình.
Ngày hội tạo nên sân chơi bổ ích giúp các em có khuyết tật trí tuệ, khuyết tật phát triển được thể hiện và phát huy tối đa khả năng của mình.

Ngày hội thể thao thân thiện được tổ chức với sự tham gia của 350 trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật trí tuệ, khuyết tật phát triển, cùng khoảng trên 400 người chăm sóc và giáo viên, đăng ký thông qua 43 đoàn thi đấu từ 18 tỉnh, thành trên cả nước.

Hoạt động tạo nên sân chơi bổ ích giúp các em có khuyết tật trí tuệ, khuyết tật phát triển được thể hiện và phát huy tối đa khả năng của mình thông qua các môn thể thao đa dạng như bơi, chạy, đi bộ, đẩy xe lăn, kéo co. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức thiết kế nên một không gian chung với các trò chơi vận động tự do và góc sáng tạo để các em cùng phụ huynh có cơ hội được giao lưu, làm quen. 

Đúng với tên gọi ngày hội, các trò chơi, môn thể thao được tổ chức theo tính chất thân thiện, không chú trọng sự thi đấu. Hầu hết các em được trải nghiệm, vui chơi trong sự cổ vũ nhiệt tình, nồng hậu của phụ huynh, người chăm sóc, giáo viên và tình nguyện viên.

Đặc biệt, ngày hội diễn ra Đêm Gala giao lưu âm nhạc, sự kiện Thắp đèn xanh (Light It Up Blue) vào tối 1/4, nhằm hưởng ứng Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ 2/4.

Trao chứng nhận cho 43 đoàn thi đấu từ 18 tỉnh thành trên cả nước.
Trao chứng nhận cho 43 đoàn thi đấu từ 18 tỉnh thành trên cả nước. 

Ông Đoàn Quốc Hùng, Phó Trưởng Ban Quản lý dự án Hòa nhập cấp Trung ương chia sẻ, ở Việt Nam, trẻ em khuyết tật luôn là đối tượng được quan tâm đặc biệt. Do đó, Ban Tổ chức mong muốn thông qua ngày hội, không chỉ mang lại những lợi ích về sức khỏe thể chất mà còn tạo điều kiện thúc đẩy sự tự tin, hòa nhập cộng đồng, bình đẳng cho các em khuyết tật. Các ban, ngành, địa phương cần tổ chức nhiều hơn nữa những ngày hội thể thao thân thiện để các em được giao lưu, kết nối, quan tâm mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh đó, sự kiện được kỳ vọng sẽ tạo nên hiệu ứng truyền thông nâng cao nhận thức xã hội về khuyết tật trí tuệ, khuyết tật phát triển, thúc đẩy hòa nhập xã hội thông qua sân chơi thể thao thân thiện, an toàn cho các em đồng thời xây dựng các cộng đồng phụ huynh của trẻ em khuyết tật cùng chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp - khối tư nhân trong thực hiện trách nhiệm xã hội, tạo giá trị chung về chăm sóc sức khỏe, kỹ năng, sự hòa nhập của người khuyết tật.

Dự án Hòa nhập do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, dưới sự quản lý của chủ dự án là Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) trực thuộc Bộ Quốc phòng. Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số là cơ quan quản lý tài trợ đồng thời trực tiếp triển khai các dịch vụ hỗ trợ trẻ em có khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển tại ba tỉnh miền Trung (Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam), gọi tắt là Dự án Hòa nhập 1.

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw