Ngày 13/4/1975: Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh chuyển cách đánh

Ngày 13/4/1975, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Sài Gòn-Gia Định đề nghị Bộ Chính trị cho chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Bộ Tổng Tư lệnh điện cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh chuyển cách đánh.

Trưa 13/4/1975, Bộ Tổng Tư lệnh điện cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh: Ở hướng Xuân Lộc hiện không nên thêm lực lượng. Với lực lượng sẵn có, chuyển cách đánh cho thích hợp để đạt những yêu cầu đề ra.

Quân Giải phóng chiếm Trường Thiết giáp của quân ngụy tại căn cứ Nước Trong (Biên Hòa). Từ đầu tháng 4/1975, các binh đoàn chủ lực của ta từ khắp các hướng tiến về Sài Gòn, tấn công địch với sức mạnh vũ bão và tiêu diệt toàn bộ tuyến phòng thủ từ vòng ngoài của địch.

Quân Giải phóng chiếm Trường Thiết giáp của quân ngụy tại căn cứ Nước Trong (Biên Hòa). Từ đầu tháng 4/1975, các binh đoàn chủ lực của ta từ khắp các hướng tiến về Sài Gòn, tấn công địch với sức mạnh vũ bão và tiêu diệt toàn bộ tuyến phòng thủ từ vòng ngoài của địch.

Trong ngày 13/4/1975, Thượng tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh Quân giải phóng miền nam Việt Nam, đến Sở Chỉ huy Chiến dịch Xuân Lộc-Long Khánh chỉ đạo thay đổi cách đánh: Không tập trung lực lượng tiến công vào nội ô thị xã mà chuyển sang bao vây, cô lập, cắt rời Xuân Lộc khỏi các hành lang giao thông nối vào Biên Hòa, ra Bình Thuận, lên Đà Lạt và xuống Bà Rịa-Vũng Tàu. Quân giải phóng chỉ giữ lại một bộ phận kìm chế quân địch trong thị xã, điều chỉnh lực lượng, tổ chức tiến công đánh chiếm ngã ba Dầu Giây, cắt Đường số 1, chặn quân địch từ Trảng Bom lên, từ Gia Kiệm về, làm chủ chi khu Tân Phong, cắt đường số 2 đi Bà Rịa.

Cùng ngày, Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định đề nghị Bộ Chính trị cho chiến dịch này được mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Thành ủy Sài Gòn-Gia Định tập trung chỉ đạo chuẩn bị cho đòn nổi dậy của quần chúng, phát triển thực lực. Các cấp đều được tăng cường cán bộ đảng viên và các cơ sở quần chúng. Biệt động Thành nắm chắc các lực lượng quan trọng như tổ biệt động, quần chúng có vũ trang để sẵn sàng phát động quần chúng nổi dậy.

Ngoài ra, lực lượng đứng ở vùng ven cũng được lệnh sẵn sàng tiến vào nội đô. Bên cạnh đó, lực lượng hậu cần bảo đảm cho chiến dịch cũng được triển khai hoạt động. Các đoàn bảo đảm tốt nhất cho các hướng của mình như: 210, 814, 235, 220, 230, 240. Các hướng hậu cần đã kết hợp chặt chẽ với cơ sở hậu cần vùng ven và nội đô thành đội để tiếp nhận sự chi viện của Trung ương, xây dựng thế trận cung cấp liên hoàn rộng khắp.

Ở Quân khu 8, ngày 13/4/1975, hai trung đoàn 24, 88 và 2 tiểu đoàn của tỉnh Long An nổ súng tiến công địch ở Tân Trụ.

Ở Quân khu 9, từ 13 đến 20/4/1975, lực lượng của Quân khu đánh nhỏ lẻ, diệt 2 đại đội thuộc trung đoàn 31 và 3 xe M113 trên Quốc lộ 4 và vùng ven, đồng thời tích cực chuẩn bị sẵn sàng đánh chiếm, cắt đứt con lộ này, bao vây, pháo kích vào sân bay Trà Nóc, sẵn sàng đánh chiếm hai thị xã Vĩnh Long, Trà Vinh.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chiều ngày 1/7 và sáng ngày 2/7, tại xã Phúc Khánh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và UBND xã Phúc Khánh tổ chức lễ bàn giao các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho địa phương và bàn giao công trình công ích.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy tại cơ sở kinh doanh.

Lào Cai: Giữ vững an ninh trật tự trong chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Từ ngày 1/7/2025, Lào Cai cùng nhiều địa phương trên cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp: cấp tỉnh và cấp xã. Hệ thống hành chính mới không còn cấp huyện, đồng thời nhiều xã, phường được sáp nhập, mở rộng quy mô về địa giới và dân số. Trong bối cảnh nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, việc đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) tiếp tục là nhiệm vụ then chốt, giữ vai trò nền tảng cho sự ổn định và phát triển.

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Từ ngày 1/7/2025, "giang sơn" được sắp xếp lại với 34 tỉnh, thành phố nhằm kiến tạo không gian phát triển, phù hợp với giai đoạn đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu trang nhất của các báo Đảng địa phương xuất bản trong "ngày lịch sử" này.

Khí thế mới, quyết tâm cao

Ngày đầu làm việc của xã, phường mới: Khí thế mới, quyết tâm cao

Sau quá trình sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai, hôm nay (1/7) là buổi làm việc đầu tiên của đơn vị hành chính cấp xã mới. Tại các địa phương, tổ chức bộ máy được nhanh chóng kiện toàn, hoạt động hành chính vận hành thông suốt. Đội ngũ cán bộ, công chức thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng thích ứng để phục vụ người dân tốt nhất.

fb yt zl tw